Mưa lớn ảnh hưởng sản xuất vụ đông

Có mặt tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc vào sáng 15/9, chúng tôi nhận thấy nhiều diện tích cây màu vụ đông nơi đây đã bắt đầu bị ngập sau hai ngày mưa liên tiếp. Chị Nguyễn Thị Huệ (Xóm 6, Nghi Long) chia sẻ: “Mặc dù đã vun luống khá cao cho vụ ngô đông nhưng chỉ mới mấy ngày mưa vừa qua thì luống đã bị ngập.
Ngô mới gieo trỉa trên 10 ngày nên cây con có sức chống chịu rất yếu, nếu trong vài ngày tới vẫn mưa, cả 3 sào ngô của gia đình có nguy cơ bị mất.” Được biết, vùng màu của xã được trải dài từ xóm 6 đến xóm 16 là những diện tích thấp trũng, hệ thống kênh tiêu chủ yếu là kênh đất chưa được bê tông hóa nên thường xuyên xảy ra ngập úng khi có mưa kéo dài.
Nông dân Nghi Long (Nghi Lộc) ra đồng chăm sóc ngô đông
Vụ đông năm nay, xã Nghi Long triển khai hơn 300ha, trong đó có 128ha ngô, 28ha lạc và 46ha rau màu các loại. Hiện tại việc gieo trỉa đã triển khai được hơn 60%, diện tích trên chỉ mới tiến hành trên 10 ngày nên cây con có sức chịu đựng khá yếu. Số còn lại do gặp mưa lớn kéo dài nên bà con chưa sản xuất.
Một số diện tích ngô gieo gieo gối vụ trước đó ở Nghi Long (Nghi Lộc) cũng bị đổ
Ở Diễn Châu, mặc dù đã triển khai vụ đông sớm, nhưng đợt mưa kéo dài cũng đã khiến một số diện tích canh tác bị ảnh hưởng. Vụ đông năm nay toàn huyện triển khai gieo trồng hơn 7.000 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là cây ngô với hơn 4.000ha, 2.600ha rau màu và 400ha lạc.
Đến nay bà con đã triển khai gieo trỉa xong 400 ha lạc, gần 3.500ha ngô và nhiều diện tích rau màu đã được tiến hành gieo trỉa. Theo TP Nông nghiệp huyện Diễn Châu ông Lê Thế Hiếu cho biết: “Hiện ngô trên đất màu đã có 5,6 lá còn ngô trên đất lúa đã có 2 lá. Cán bộ phòng đã đi kiểm tra, hiện chưa ảnh hưởng nhiều nhưng huyện đang tiếp tục theo dõi”.
Lạc đông bị ngập ở xóm 6 Diễn Trung, Diễn Châu
Tại xứ đồng Vườn Chạn (xóm 6, Diễn Trung), anh Phạm Tất Thành đang khơi bờ thoát nước cho lạc vụ đông cho biết:
“Vào mùa mưa thì nhiều diện tích canh tác của xóm thường xuyên bị ngập. Hệ thống kênh dẫn trước các cống tiêu ra biển đang là kênh đất, chưa được bê tông hóa, lại là những vùng đất cát nên thường xuyên bị bồi lấp do vậy việc tiêu thoát nước còn khó khăn. Diện tích lạc gia đình mới gieo nên phải ra đồng để tháo nước cho lạc không thì lạc bị chết mất”.
Ở các huyện khác cán bộ phòng nông nghiệp đang đi kiểm tra theo dõi tình hình để bổ cứu kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.

Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.

Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.