Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia

Việt Nam trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia
Ngày đăng: 08/10/2015

Trao đổi với PV, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không muốn nêu tên, đã xác nhận thông tin này, nhưng không cho biết thêm chi tiết về hợp đồng.

Còn ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre), doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết, trong số 1 triệu tấn gạo trúng thầu bán cho Indonesia, có 750.000 tấn loại 15% tấm và 250.000 tấn loại 5% tấm.

Dù không tiết lộ chi tiết về giá trúng thầu của hợp đồng, nhưng ông Tuấn khẳng định bán được ở mức giá khá tốt, không thua hợp đồng bán 450.000 tấn cho Philippines hôm 17.9 vừa qua là 426,6 đôla Mỹ một tấn (giá giao tại kho của Philippines).

Thêm niềm vui cho nông dân khi Việt Nam trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia sau khi đã trúng thầu bán 450.000 tấn gạo cho Philippines.

Theo ông Tuấn, thời gian giao hàng của hợp đồng này cũng giống như hợp đồng của Philippines, tức từ tháng 10.2015 đến tháng 3.2016. Như vậy, từ nay đến tháng 3.2016, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải giao hàng cho các đối tác ít nhất là 1,45 triệu tấn, tương đương khoảng hơn 240.000 tấn một tháng.

Việc trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia, theo ông Tuấn, là bệ đỡ giúp “khơi thông” tiêu thụ lúa gạo nội địa và nâng giá bán trong nước.

“Có được 2 hợp đồng này (bán cho Philippines và Indonesia), giá lúa gạo sẽ được trả về đúng giá trị thực của nó, nghĩa là mặt bằng giá trên thế giới như vậy, nó sẽ hình thành đúng như vậy.

Do đó, sẽ tránh bị các nước nhập khẩu ép giá và nó sẽ là tiền đề tốt cho tiêu thụ vụ lúa đông xuân 2015-2016 tới,” ông Tuấn cho biết.

Sau khi trúng thầu bán cho Indonesia, giá chào xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ở ĐBSCL đã được nâng lên khoảng 10 đôla Mỹ một tấn so với trước đó

. Cụ thể, gạo 5% tấm hiện có giá 345-355 đôla Mỹ/tấn và 330-340 đôla Mỹ một tấn đối với gạo 25% tấm.

Về diễn biến thị trường lúa gạo nội địa, hiện gạo nguyên liệu của giống IR 50404 tại thị trường chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang được các doanh nghiệp xuất khẩu mua vào với giá 6.300-6.400 đồng/kg, tăng 150-200 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần.

Lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp hiện được thương lái mua vào với giá 4.200-4.300 đồng/kg, tăng khoảng 100-200 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần.

Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 9.2015, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đơn vị này đạt hơn 532.000 tấn, trị giá FOB đạt hơn 216 triệu đôla Mỹ.

Lũy kế xuất khẩu gạo ngày 1.1 đến ngày 30.9.2015 đạt hơn 4,3 triệu tấn, trị giá FOB đạt hơn 1,8 tỷ đôla Mỹ.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/HU ngày 17/7/2008 của Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) về đẩy mạnh phát triển cây cao su giai đoạn 2008 - 2010; Kết luận số 28 - KL/HU ngày 25/11/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cao su giai đoạn 2011 - 2015, diện tích cây cao su của địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến cơ bản về cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai hợp lý và giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

29/05/2015
Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc

Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích đất có khả năng trồng lạc lớn và quy mô tập trung, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất luân canh, xen canh, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Với quy mô sản xuất ổn định hơn 700 ha, đứng thứ hai sau cây lúa, hiện lạc là cây trồng có tính hàng hóa cao, mang lại nguồn thu nhập chính góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện.

29/05/2015
Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh

Chăn nuôi bò thâm canh đang là hướng đi đầy triển vọng được nhiều địa phương trong tỉnh tập trung phát triển. Ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), những năm qua việc phát triển đàn bò lai theo hướng thâm canh được địa phương quan tâm triển khai và đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

29/05/2015
Hồi sinh những vườn tiêu Hồi sinh những vườn tiêu

Vùng đất đỏ ba zan huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích hơn 3.000 ha, trải dài trên địa bàn 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành, thuân lợi để phát triển các cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu. Thời kỳ Nông trường Tân Lâm những năm 1980-1995, cây hồ tiêu ở Cam Lộ phát triển cực thịnh với quy mô tập trung hơn 1.500 ha, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, quy trình thâm canh áp dụng thống nhất, là đặc sản “vàng đen” làm giàu cho cả vùng.

29/05/2015
Triển vọng giống lúa SV 181 Triển vọng giống lúa SV 181

Với mục tiêu lựa chọn giống lúa thuần mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai trên địa bàn tỉnh, đồng thời có khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu nhằm bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh, vụ đông xuân 2014 -2015 Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tổ chức khảo nghiệm giống lúa SV 181 (Sao Việt 181) tại HTX Trung Đơn (xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Mô hình được thực hiện tập trung với quy mô 1 ha trên chất đất thịt nhẹ với 5 hộ tham gia.

29/05/2015