Hội thảo phát triển bền vững ngành cá tra

Nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trên đà suy giảm mạnh cả về diện tích và sản lượng xuất khẩu. Theo th Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2011 diện tích nuôi cá tra đạt trên 5.500 ha, sản lượng trên 2 triệu tấn/năm. Nhưng đến năm 2014 sản lượng giảm còn hơn 1,1 triệu tấn.
Theo đánh giá của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn, ngành cá tra Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu trên 151 quốc gia, tuy nhiên nhiều năm qua ngành hàng này gặp nhiều khó khăn dẫn đến khi phải cạnh tranh mạnh với nhiều loài cá khác trên thế giới.
Năm 2010 cả nước có 291 nhà máy chế biến XK cá tra, đến 2014 còn 170 nhà máy và hiện nay còn 53 nhà máy nhưng hoạt động chưa hết công sức, chỉ ở mức 60 - 70%.
Theo nhận định của các đại biểu tham dự hội thảo, ngành nuôi cá tra hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn, đó là: lỏng lẻo trong liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, công tác kiểm soát chất lượng môi trường, dịch bệnh còn nhiều khó khăn, bất cập… Trong khi đó thị trường xuất khẩu lại đòi hỏi quá nhiều yêu cầu chứng nhận chất lượng như ASC, GlobalGAP…
Để ngành cá tra phát triển ổn định trong thời gian tới, trước mắt nâng cao chất lượng con giống, phương pháp cho ăn, hợp tác trong sản xuất và rà soát quy hoạch. Trong chế biến xuất khẩu phải đòi hỏi cá nguyên liệu đạt chứng nhận GAP....
Có thể bạn quan tâm

Dự án hiện còn rất nhiều nội dung cần nghiên cứu, khảo nghiệm, tiếp tục tiến hành trong thời gian tới. Tuy nhiên, những thành công bước đầu trong việc ương, nuôi cá chình hứa hẹn mở ra triển vọng cho nghề nuôi cá chình trên địa bàn cả nước.

Tại chợ thị trấn An Châu (Châu Thành - An Giang), bạn hàng bán nhiều cá lau kiếng do ngư dân đánh bắt. Hiện, loại cá này có giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg được nhiều người dân tiêu thụ trong chế biến các món ăn. Theo các ngư dân, năm nay, loại cá này xuất hiện khá nhiều, nhất là tại các chà chất trên sông, rạch.

Hiện nay, nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang thu hoạch cá rô đầu vuông, giá bán cho thương lái 29.000 đồng/kg, tăng 6.000-7.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm rồi. Với mức giá trên, người nuôi có thu nhập khoảng 700-800 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, số lượng hầm nuôi trong huyện không nhiều.

Cứ mỗi mùa se se gió bấc, khi những cây me chua đất và những nương trồng ném (còn được gọi là hành tăm) đã lên xanh tốt, thì cũng là lúc vào mùa cá cháo (hay còn gọi là cá khoai). Vụ cá cháo năm nay được mùa, những chiếc thuyền nan đầy ắp cá cập bờ, mang lại niềm vui cho nhiều ngư dân vùng bãi ngang Quảng Trị.

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài là nguyên nhân có thể làm cho nhiều loài cá bị chết ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Ngành chức năng và các địa phương đã và đang tăng cường chỉ đạo người dân chống rét nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rét gây ra.