Thái Nguyên sản xuất giống và nuôi cá Lăng chấm thương phẩm
Mục tiêu của Dự án là xây dựng thành công mô hình sản xuất giống cá Lăng chấm đạt 150.000 con và nuôi thương phẩm cá Lăng chấm quy mô 4ha. Qua kiểm tra thực tế mô hình sản xuất cá giống tại xóm Bắc Thành, xã Quyết Thắng (T.P Thái Nguyên) cho thấy: Sau hơn 1 năm tổ chức thực hiện, Ban quản lý Dự án đã tiếp nhận chuyển giao được 6 quy trình công nghệ; đào tạo được 4 kỹ thuật viên nắm vững các quy trình công nghệ; đầu tư máy móc thiết bị phục vụ dự án. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn chi tiết về quy trình kỹ thuật. Việc tổ chức xây dựng mô hình sản xuất cá giống và nuôi thương phẩm theo đúng tiến độ, kế hoạch được duyệt. Cá giống sau khi được ương nuôi trong ao khoảng 45 ngày tuổi phát triển tốt, chuẩn bị được xuất nuôi thương phẩm.
Dự án góp phần chủ động về giống một số loại cá có giá trị kinh tế cao, từng bước mở rộng mô hình nuôi cá Lăng chấm thương phẩm thành mô hình nuôi phổ biến trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao sản lượng nuôi, cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 17/4, Bộ NNPTNT sẽ họp để xây dựng Thông tư quy định tạm thời về quản lý hoạt động nuôi chim yến nhằm đối phó ngay với việc phát hiện vi rút cúm A/H5N1 trên đàn chim yến tại Ninh Thuận, ngăn ngừa nguy cơ phát tán dịch.
Dễ trồng, ít tốn công lao động, sớm cho thu hoạch lại có năng suất và giá trị kinh tế cao nên cây thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân xã Tân Thanh, Lâm Hà (Lâm Đồng). Tuy nhiên, việc trồng cây thanh long ở địa phương này còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Để có thể khai thác hết giá trị kinh tế loài cây này mang lại, người dân cần có sự đầu tư đúng mức bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.
Hội chứng tôm chết sớm (EMS) vẫn đang “tàn phá” tôm nuôi của Thái Lan khiến nhiều nhà NK tôm chân trắng của EU lao đao do giá tôm tăng mạnh. Tháng 12/2012. Giá tôm cỡ 70 con/kg cũng tăng từ 4,7 USD/kg lên 6,6 USD/kg.
Cách đây vài năm, người trồng cam sành ở huyện Kế Sách còn ngêu ngao câu ví buồn: “Cam sành lột vỏ còn “cay”/Nông dân điêu đứng vì cam sau nhà…”. Ấy vậy mà, sau hơn 2 năm thực hiện mô hình trồng cam sành theo dự án Jica do Nhật Bản tài trợ đã xóa tan đi câu ví một thời.
Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.