Việt Nam Tiếp Tục Được Phép Xuất Khẩu Mật Ong Sang EU

EU đã công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), ngày 31/7/2013, Tổng vụ Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo về việc công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.
Bản kế hoạch này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gửi tới EC vào ngày 22/3/2013 cùng với kết quả của việc giám sát các chất dư lượng trong mật ong trong năm 2012.
Đại diện của Tổng vụ Nông nghiệp EC cho biết, các chuyên gia của cơ quan này đã tiến hành đánh giá, phân tích về kết quả, kế hoạch do phía Việt Nam gửi đến và kết luận rằng những báo cáo này là chính xác, phù hợp với các tiêu chí mà EC đề ra nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Do vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục được nằm trong danh sách các nước được phép xuất khẩu mật ong tươi vào thị trường các nước Liên minh châu Âu (EU) được ban hành kèm theo quyết định sửa đổi quyết định số 2011/163/EU của EU.
Việc mật ong Việt Nam tiếp tục được phép xuất khẩu sang EU sẽ góp phần củng cố và mở rộng thị trường, tăng cường uy tín của hàng nông nghiệp Việt Nam trên thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung do các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU rất chặt chẽ.
Trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 30.000 tấn/năm, với giá dao động ở mức 2.400 USD/tấn.
Có thể bạn quan tâm

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,55% tổng giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5/2015 theo ướt tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 524 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 5 tháng đạt 2,41 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014.

Ngày 29/5/2015, Bộ NN và PTNT đã gửi Công văn số 4201/BNN-TCTS tới Tổng cục Hải quan, Hiệp hội cá Tra Việt Nam đồng ý miễn thủ tục xác nhận đăng ký XK sản phẩm cá tra đối với những lô hàng XK dưới 25kg với mục đích tham gia hội chợ, trưng bày triển lãm, chào hàng đàm phán, thương thảo hợp đồng XK.

Vốn nổi tiếng là vựa xoài của tỉnh Dak Lak nhưng năm nay, xoài Ea Súp mất mùa, mất giá khiến loại trái cây này vắng bóng trên thị trường, nhiều gia đình thất thu.

Vài năm trở lại đây, từ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân xã Phương Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã chuyển sang trồng dưa Hoàng kim mang lại giá trị kinh tế cao.

Sau một thời gian dài tăng giá tới mức gần 40.000 đồng/kg bán tại vườn, thời gian gần đây giá chanh đã bắt đầu giảm.