Bát Xát (Lào Cai) Trồng 50 Ha Lúa Mỳ Vụ Đông

Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.
Lúa mỳ là cây trồng quen thuộc với người dân vùng cao Bát Xát, cách đây vài chục năm bà con đã trồng lúa mỳ để làm lương thực, thân cây làm thức ăn cho gia súc.
Theo tính toán và kinh nghiệm sản xuất, mỗi ha lúa mỳ sẽ cho thu hoạch 40 - 50 tạ, với giá bán tương đương ngô hạt, thu nhập bình quân đạt từ 23 - 30 triệu đồng.
Đây là chương trình liên kết thị trường thuộc Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II, hỗ trợ tăng vụ diện tích đất ruộng 1 vụ vùng cao. Dự án sẽ hỗ trợ toàn bộ giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Còn với anh Bùi Minh Tâm, thương lái mua dưa tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), giá dưa giảm do không xuất khẩu sang Trung Quốc được nhiều. Bên cạnh đó, nông dân trồng dưa không theo quy hoạch, thấy năm ngoái được giá nên năm nay tăng diện tích.

Tình hình của con cá tra không đến nỗi bi quan, bởi nếu so với kết quả sơ bộ của POR9, thì mức thuế trong kết quả cuối cùng đã giảm khá nhiều.

Hà Nội là địa phương có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản với 30.840ha mặt nước ao hồ. Ngoài ra, còn có khả năng phát triển nuôi cá lồng, bè trên các sông, suối.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, trong quý 1/2014, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại hơn 1.510ha. Trong đó, mức độ thiệt hại trên 70% chiếm hơn 190ha, và dưới 70% khoảng 1.320ha. Tuy nhiên, bà con nông dân chỉ mới khắc phục khoảng 540ha.

Sáng 1/4, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản tại TX Sông Cầu và huyện Sông Hinh.