Việt Nam Tiếp Tục Được Phép Xuất Khẩu Mật Ong Sang EU
EU đã công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), ngày 31/7/2013, Tổng vụ Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo về việc công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.
Bản kế hoạch này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gửi tới EC vào ngày 22/3/2013 cùng với kết quả của việc giám sát các chất dư lượng trong mật ong trong năm 2012.
Đại diện của Tổng vụ Nông nghiệp EC cho biết, các chuyên gia của cơ quan này đã tiến hành đánh giá, phân tích về kết quả, kế hoạch do phía Việt Nam gửi đến và kết luận rằng những báo cáo này là chính xác, phù hợp với các tiêu chí mà EC đề ra nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Do vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục được nằm trong danh sách các nước được phép xuất khẩu mật ong tươi vào thị trường các nước Liên minh châu Âu (EU) được ban hành kèm theo quyết định sửa đổi quyết định số 2011/163/EU của EU.
Việc mật ong Việt Nam tiếp tục được phép xuất khẩu sang EU sẽ góp phần củng cố và mở rộng thị trường, tăng cường uy tín của hàng nông nghiệp Việt Nam trên thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung do các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU rất chặt chẽ.
Trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 30.000 tấn/năm, với giá dao động ở mức 2.400 USD/tấn.
Related news
Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...
Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.
Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.
Vụ ép này, BISUCO có kế hoạch thu mua 400 ngàn tấn mía nguyên liệu, trong đó thu mua 53 ngàn tấn mía nguyên liệu trong tỉnh với giá 900.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường (mua tại ruộng). Nếu nông dân bán mía tại nhà máy, BISUCO sẽ hoàn trả chi phí vận chuyển mía cho nông dân.
Ông Phan Mười Ba, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng được biết đến là người xây dựng thành công mô hình đa cây, đa con nhiều năm nay. Vốn là một lão nông chăm chỉ, gắn bó lâu năm với ruộng vườn nên từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông Mười Ba đã khoanh ngọt diện tích đất gần 7.000 m2 để thoả mãn niềm vui trồng rau, nuôi cá.