Việt Nam sẽ bãi bỏ thuế nhập khẩu đường sau 11 năm

Theo công bố mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ, mức thuế của Việt Nam đối với đường nhập khẩu từ Mỹ, vốn có mức tối đa là 40%, sẽ được bãi bỏ trong vòng 11 năm.
Tương tự, mức thuế đối với các sản phầm có sử dụng đường, vốn có mức tối đa là 20%, cũng sẽ được bãi bỏ trong vòng 11 năm.
Hiện tại, theo Bộ Công thương, cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam đang cấp hạn ngạch thuế quan khoảng 81.000 tấn đường với mức thuế suất ưu đãi dành cho các thành viên WTO là 25% đối với đường thô và 40% đối với đường trắng.
Còn theo cam kết hội nhập chung của các nước ASEAN, Việt Nam dành mức thuế suất ưu đãi trong hạn ngạch 5% đối với cả đường trắng và đường thô và sẽ tự do hóa nhập khẩu đường của các nước ASEAN vào thời điểm năm 2018.
Với Mỹ, nước này sẽ được cấp hạn ngạch thuế quan khoảng 50.000 tấn đường sang Nhật và sẽ tăng lên 70.000 tấn trong vòng 13 năm. Ngoài ra, các nước khác cũng đã và sẽ tự do hóa nhập đường từ Mỹ ngay lập tức.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh lúa, hoa màu (rơm, rạ, thân cây bắp...), để phát triển nghề nuôi bò vỗ béo là mô hình mang lại hiệu quả khá cao. Theo Trạm Thú y huyện Lấp Vò, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con bò.

Trong nhiều năm qua, các chính sách chăm lo cho hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer nghèo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ quan tâm.

Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật hoang dã của người dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ dân nuôi chồn hương, nhím, dúi, heo rừng lai…, anh Đặng Quang Minh (ở thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là nuôi chim trĩ. Bước đầu mô hình này đã và đang phát triển tốt.

Lâu nay, nông dân ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương thường độc canh với những loại rau truyền thống tại địa phương nên phải chịu cảnh “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Nhiều hộ hiện nay đã mạnh dạn áp dụng sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phá thế độc canh trong nông nghiệp.

Những năm gần đây, nhận thấy triển vọng và giá trị từ cây tiêu mang lại, hàng trăm hộ dân tại các xã Duy Phú, Duy Thu, Duy Tân, Duy Sơn đã khai hoang, cải tạo đất vườn đồi để trồng tiêu theo hướng chuyên canh. Nhiều hộ có thu nhập 40 - 100 triệu đồng mỗi năm từ trồng tiêu.