Việt Nam sẽ bãi bỏ thuế nhập khẩu đường sau 11 năm
Theo công bố mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ, mức thuế của Việt Nam đối với đường nhập khẩu từ Mỹ, vốn có mức tối đa là 40%, sẽ được bãi bỏ trong vòng 11 năm.
Tương tự, mức thuế đối với các sản phầm có sử dụng đường, vốn có mức tối đa là 20%, cũng sẽ được bãi bỏ trong vòng 11 năm.
Hiện tại, theo Bộ Công thương, cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam đang cấp hạn ngạch thuế quan khoảng 81.000 tấn đường với mức thuế suất ưu đãi dành cho các thành viên WTO là 25% đối với đường thô và 40% đối với đường trắng.
Còn theo cam kết hội nhập chung của các nước ASEAN, Việt Nam dành mức thuế suất ưu đãi trong hạn ngạch 5% đối với cả đường trắng và đường thô và sẽ tự do hóa nhập khẩu đường của các nước ASEAN vào thời điểm năm 2018.
Với Mỹ, nước này sẽ được cấp hạn ngạch thuế quan khoảng 50.000 tấn đường sang Nhật và sẽ tăng lên 70.000 tấn trong vòng 13 năm. Ngoài ra, các nước khác cũng đã và sẽ tự do hóa nhập đường từ Mỹ ngay lập tức.
Related news
Cây chè được xác định là cây mũi nhọn, nhưng trong nhiều thập niên qua vẫn chưa thực sự giúp người làm chè ở Hà Thượng giàu lên. Hơn thế, sản phẩm chè chưa an toàn khiến người thưởng trà không mặn mà, thậm chí không biết đến chè Hà Thượng. Với tâm huyết và trách nhiệm, những cán bộ của NuiPhao Mining đã góp phần đưa chè Hà Thượng từng bước có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Về với Song An (Thái Bình) trong những ngày này cánh đồng trải dài bát ngát màu xanh của lúa non thời kỳ con gái, bà con nông dân đang chăm sóc lúa rất phấn khởi. Trong khi cánh đồng khác vừa mới cấy xong lúa chưa kịp bén rễ hồi xanh thì nông dân nơi đây đã bón xong phân thúc.
Ông Lê Minh Công - Bí thư Đảng ủy xã Nam Du (huyện Kiên Hải - Kiên Giang) - cho biết đến nay, toàn xã phát triển được 154 hộ nuôi cá lồng bè với tổng số 462 lồng nuôi cá trên biển.
Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú vừa trình diễn thành công mô hình trồng nấm hồng chi. Qua đợt trồng nấm đầu tiên cho thấy, hiệu quả kinh tế khá cao nên đã tạo nhiều niềm tin cho người dân trồng nấm tại địa phương.
Giá nhiều loại gia súc, gia cầm (GS, GC) giảm xuống dưới giá thành mà theo nhiều hộ chăn nuôi là do dịch bệnh bùng phát tại nhiều tỉnh, thành khiến người tiêu dùng hạn chế sử dụng thịt. Hậu quả, hàng loạt hộ chăn nuôi rơi vào cảnh khó khăn.