Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ghi Nhận Từ Mô Hình Nuôi Chim Trĩ

Ghi Nhận Từ Mô Hình Nuôi Chim Trĩ
Ngày đăng: 18/08/2014

Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật hoang dã của người dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ dân nuôi chồn hương, nhím, dúi, heo rừng lai…, anh Đặng Quang Minh (ở thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là nuôi chim trĩ. Bước đầu mô hình này đã và đang phát triển tốt.

Đến thăm mô hình nuôi chim trĩ của gia đình anh Đặng Quang Minh, anh cho biết: Trước đây, ngoài trồng cà phê, gia đình anh cũng đã có thời gian gắn bó với việc nuôi heo và chim bồ câu Pháp. Do giá cám tăng ở mức cao, nên gia đình anh không tiếp tục gắn bó với việc nuôi heo.

Đến năm 2011, anh bắt đầu tìm hiểu và làm quen với việc nuôi chim trĩ. Lúc đầu anh tìm mua 2 cặp chim giống về nuôi thử. Thấy chim phát triển tốt, nên anh tiếp tục tìm mua để nhân giống.

Để mở rộng mô hình nuôi chim trĩ, anh Minh đã tận dụng chuồng heo sẵn có, rồi gia cố xung quanh bằng lưới B40. Đồng thời, anh tiếp tục xuống Bình Dương tìm mua thêm 10 con chim giống để gây đàn. Theo anh Đặng Quang Minh: “Chim trĩ là loài động vật hoang dã, việc nuôi nó không quá khó khăn như mọi người thường nghĩ.

Ưu điểm của loại chim này là sức đề kháng tốt, ăn ít, dễ nuôi và tỷ lệ nuôi sống cao…”. Cũng theo anh Minh, thông thường nuôi khoảng 7 tháng, chim mái bắt đầu đẻ trứng, với bình quân 80 trứng/năm. Giá trị kinh tế của loài chim trĩ khá cao. Trên thị trường, trứng chim trĩ bán với giá 30.000 đồng/trứng.

Chim trĩ con mới 1 ngày tuổi có giá 100.000 đồng/con. Con chim giống giá bán từ 200 - 300 ngàn đồng/con. Chim trĩ giống sinh sản có giá 600.000 đồng/con. Riêng chim thương phẩm nuôi 4,5 tháng, trọng lượng đạt từ 1,3 - 1,5 kg, với giá thị trường từ 280 - 300 ngàn đồng/kg. Sau hơn 2 năm gây giống, từ 12 cặp chim giống ban đầu, đến nay đàn chim của gia đình anh Minh đã phát triển được 350 con.

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi chim trĩ, anh Minh cho biết: “Cách nuôi chim trĩ cũng gần giống như nuôi gà. Khi chim còn nhỏ cho ăn cám như gà con; sau hơn 2 tháng tuổi, cho ăn bắp, lúa, rau xanh và bổ sung thêm cám gà thịt với số lượng ít. Chuồng trại cần phải xây dựng thoáng mát và khá kín đáo để che chắn gió, mưa, chống trộm và cần thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch”.

Theo chúng tôi được biết, hiện trên địa bàn tỉnh, việc nuôi chim trĩ đang phát triển manh mún. Vì vậy, nhu cầu chim trĩ giống của những người ưa thích nuôi loại động vật này cũng khá lớn. Thời gian qua, anh Minh chỉ mới cung cấp chim giống với số lượng ít (khoảng 40 nông hộ ở Di Linh, TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm). Nhiều người muốn mua chim trĩ giống phải đặt trước vài ba tháng.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện anh Minh đang mở rộng chuồng trại. Cùng với đó, anh tập trung gây giống để vừa có đủ lượng chim đáp ứng nhu cầu chim giống cũng như chim thương phẩm cho thị trường. Hiện, anh đã hợp đồng với một số nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh để cung cấp chim thương phẩm (bước đầu khoảng 200 con/tháng).

“Mô hình nuôi chim trĩ của anh Đặng Quang Minh là một trong những hướng đi mới trong việc chuyển đổi giống vật nuôi. Hiện, mô hình này bước đầu đang phát triển tốt và hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao” - ông Phan Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Nam, đánh giá.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi lợn, cả xã làm giàu Nuôi lợn, cả xã làm giàu

Triệu Vân từng là xã nghèo của huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nhưng vài năm lại đây, nông dân Triệu Vân vượt qua đói nghèo, nhiều người giàu lên, với lợi nhuận mỗi năm từ 500 - 700 triệu đồng.

24/12/2015
Nghề ương nghêu giống phát triển mạnh Nghề ương nghêu giống phát triển mạnh

Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011.

24/12/2015
Trồng ngô cho hiệu quả kinh tế cao Trồng ngô cho hiệu quả kinh tế cao

Khi đặt chân đến thôn Sơn Thượng xã Mai Sơn ( Lục Yên – Yên Bái), đưa mắt lên những quả đồi chúng tôi đã không khỏi choáng ngợp bởi màu xanh bạt ngàn của ngô.

24/12/2015
Về thủ phủ hồ tiêu Chư Sê gặp đại gia nông nghiệp Về thủ phủ hồ tiêu Chư Sê gặp đại gia nông nghiệp

Sở hữu 9 ha cà phê, 3 ha tiêu, 1.300 cây cao su cùng 2 ao cá, mỗi năm thu về hàng tỷ đồng, ông Nguyễn Năng Châu ở làng Bông, thôn Thống Nhất, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nổi tiếng trong vùng là một đại gia nông nghiệp.

23/12/2015
Người con làng biển Người con làng biển

Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghề ngư nghiệp, ngay từ nhỏ, ông Đậu Như Danh (Thôn Hồng Thái, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã sớm gắn bó với nghề sông nước.

23/12/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.