Việt Nam mở rộng xuất khẩu nông thủy sản qua cửa ngõ Singapore
Đây là sự kiện do bộ phận Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore xúc tiến tổ chức, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến chỉ đạo về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thủy sản và thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore tháng 10 vừa qua.
Phát biểu tại buổi giao thương, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương nhấn mạnh sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp hai nước bởi qua hoạt động gặp gỡ trực tiếp, doanh nghiệp Singapore và Việt Nam có cơ hội để hiểu rõ về tiềm năng, các sản phẩm của nhau cũng như về khả năng hợp tác sâu rộng hơn.
Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam có các thế mạnh về sản xuất, với các sản phẩm về gạo, cà phê, chè, các loại rau quả và sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Tuy nhiên, các sản phẩm nông sản của Việt Nam hiện có điểm yếu là khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa tốt.
Mặt khác, dù số lượng xuất khẩu lớn, song giá trị thu lại còn thấp do hạn chế về chất lượng sản phẩm cũng như chưa phát triển và xác lập được thương hiệu đối với người tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới.
Ngược lại, các doanh nghiệp Singapore lại có thế mạnh về khâu chế biến, đóng gói, gia tăng giá trị… và đặc biệt là có quan hệ về thị trường khá rộng rãi.
Singapore là một trung tâm trung chuyển hàng hóa đi các nơi trên thế giới cùng với các thế mạnh về kinh nghiệm quản lý, chế biến và tiếp thị ra thị trường.
Theo ông Trần Thanh Hải, đây là những thế mạnh mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải khai thác và học hỏi để nâng cao trình độ.
Đặc biệt, sau khi tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN, điểm chính mà Việt Nam trông đợi đó là tiếp cận các thị trường khác thông qua Singapore.
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) - một trong những doanh nghiệp thâm nhập thị trường Singapore khá sớm, cho hay sẽ tiếp tục mở rộng các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường khó tính này cũng như đón đầu cơ hội để tìm đường mở rộng sang các thị trường khác thông qua những thỏa thuận thương mại như :
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng ASEAN...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Singapore cũng đánh giá cao tiềm năng và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nông-thủy sản và các mặt hàng thực phẩm rau quả đối với Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng mà Việt Nam vốn có thế mạnh như gạo, cà phê, chè...
Trong 3 năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore tăng trưởng đạt bình quân trên 12%/năm.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore năm 2014 đạt 2,93 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2013; kim ngạch nhập khẩu đạt 6,83 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong 10 tháng của năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đã đạt 3,1 tỷ USD, tăng trưởng tới 30% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singapore là rau quả, cà phê, hạt tiêu...
đều tăng trưởng trong những năm gần đây, đạt 19,5%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng 1,3 lần từ 274,6 triệu USD (2012) lên đến 355,8 triệu USD (năm 2014).
Tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore tăng từ 2,9% (năm 2012) lên 4,1% (năm 2014).
Có thể bạn quan tâm
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NNPTNT, tỷ lệ nông dân sử dụng thuốc BVTV sai cách khá nhiều, chủ yếu là do sử dụng quá liều, sử dụng thuốc ngoài danh mục cho phép hoặc không tuân thủ đúng thời gian cách ly…
Tổng kết kinh nghiệm sử dụng phân khoáng cho cây trồng được nêu tóm tắt theo những ý chính dưới đây:
Mặc dù gần 3 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2016 nhưng một số gia đình ở Hà Nội đã bắt đầu lùng mua lợn sạch. Điều đặc biệt là loại lợn này được nuôi bằng giun quế và thảo dược.
Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với áp dụng giống mới vào phát triển sản xuất nông nghiệp T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Hòa Bình đã phối hợp Hội ND huyện Lạc Sơn, Kim Bôi triển khai dự án “Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất hiệu quả sản xuất lúa”.
Trong lúc ở nhiều nơi khác diện tích đất rừng ngày càng bị thu hẹp hoặc người dân bỏ trồng rừng, thì tại vùng đất Thạnh Hóa (Long An) nhiều hộ dân vẫn yên tâm gắn bó với cây tràm.