Việt Nam đã xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo
Ông Huỳnh Minh Huệ - Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) - cho biết, tính đến ngày 31/5/2015, xuất khẩu gạo cả nước mới chỉ đạt 2,081 triệu tấn, trị giá FOB đạt 874,91 triệu USD, giảm 10,7% về lượng và 13,6% về giá trị so với cùng kỳ.
5 tháng đầu năm, VFA ghi nhận các sản phẩm gạo cao cấp và gạo thơm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm gần 53% tổng lượng gạo xuất khẩu; trong đó, gạo cao cấp tăng 30%, gạo thơm tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Nhờ các sản phẩm có giá trị cao này mà giá gạo xuất khẩu nói chung không bị giảm.
Về thị trường xuất khẩu, hiện châu Á vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,45 triệu tấn (chiếm trên 69%), kế đến là thị trường châu Phi với 287.907 tấn (chiếm 13,8%) và thứ 3 là thị trường châu Mỹ với 220.481 tấn (chiếm 10,59%).
Cũng trong các tháng qua, Việt Nam đã có được một số hợp đồng quan trọng tại các thị trường trọng điểm như: Philippines, Malaysia và Cuba. Ngoài ra, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang dần giành lại thị phần tại một số thị trường xuất khẩu như châu Úc (tăng 397%), châu Phi (tăng 17,2%).
Có thể bạn quan tâm
Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.
Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 20 năm nữa, Việt Nam vẫn phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Điều này báo chí đã phân tích nhiều, có lẽ không cần bàn cãi. Bài viết này ghi nhận ý kiến của các chuyên gia liên quan đến câu chuyện thay đổi tư duy làm nông nghiệp của Việt Nam. Đáng chú ý, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel tại Việt Nam, khẳng định: nông nghiệp chính là tương lai.
Để giải cứu cá tra, cần nhân rộng mô hình liên kết hiệu quả 4 bên: Nông dân, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp cung ứng thức ăn và hệ thống ngân hàng.
Trước cơn lốc nhập khẩu bò ngoại, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân vừa có chuyến đi khảo sát thực tế bên Úc và chia sẻ ngay với NNVN.