Việt Nam đã xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo

Ông Huỳnh Minh Huệ - Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) - cho biết, tính đến ngày 31/5/2015, xuất khẩu gạo cả nước mới chỉ đạt 2,081 triệu tấn, trị giá FOB đạt 874,91 triệu USD, giảm 10,7% về lượng và 13,6% về giá trị so với cùng kỳ.
5 tháng đầu năm, VFA ghi nhận các sản phẩm gạo cao cấp và gạo thơm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm gần 53% tổng lượng gạo xuất khẩu; trong đó, gạo cao cấp tăng 30%, gạo thơm tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Nhờ các sản phẩm có giá trị cao này mà giá gạo xuất khẩu nói chung không bị giảm.
Về thị trường xuất khẩu, hiện châu Á vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,45 triệu tấn (chiếm trên 69%), kế đến là thị trường châu Phi với 287.907 tấn (chiếm 13,8%) và thứ 3 là thị trường châu Mỹ với 220.481 tấn (chiếm 10,59%).
Cũng trong các tháng qua, Việt Nam đã có được một số hợp đồng quan trọng tại các thị trường trọng điểm như: Philippines, Malaysia và Cuba. Ngoài ra, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang dần giành lại thị phần tại một số thị trường xuất khẩu như châu Úc (tăng 397%), châu Phi (tăng 17,2%).
Related news

Theo Hội nước mắm Phú Quốc, gần hai năm nay nghề sản xuất nước mắm truyền thống của huyện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cá cơm nguyên liệu trầm trọng, trong khi nguyên liệu chủ yếu để làm nên hương vị đặc sắc của nước mắm Phú Quốc chính là cá cơm.

Đó là nhận định của Bí thư Đảng ủy xã Bạch Đằng (Tân Uyên, Bình Dương) Nguyễn Thanh Âm. Bí thư Nguyễn Thanh Âm cho biết thêm, Bạch Đằng hiện có 1.471 hộ dân. Qua thống kê, giám sát và đánh giá 6 tháng đầu năm 2013, mức thu nhập bình quân đầu người của xã Bạch Đằng đạt khoảng 25 triệu đồng/năm.

Ngày 6-8, Công ty Syngenta Việt Nam cùng các ngành chức năng của huyện Long Thành (Đồng Nai) và chính quyền địa phương 3 xã: Cẩm Đường, Suối Trầu, Bình Sơn đã tổ chức chi trả tiền thiệt hại do cung cấp giống bắp NK-67 kém chất lượng cho nông dân.

Theo Phòng NN-PTNT huyện, nhờ thực hiện thành công các chương trình nông nghiệp trọng tâm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cà phê, huyện Đam Rông nay đã có khoảng 7.000 ha cà phê, trong đó có 1.600 ha cà phê catimo năng suất và chất lượng cao.

Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) có 76 hộ đồng bào dân tộc Tày. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác trên đất dốc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Do đó, những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.