Việt Nam Có Thể Soán Ngôi Thái Lan Về Xuất Khẩu Gạo
Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Korbsook Iamsuri, Thái Lan có thể sớm để mất vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nếu chính phủ quyết tâm tăng giá gạo bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay trên thị trường gạo thế giới.
Bà Korbsook nhận định Việt Nam, Ấn Độ và Myanmar là những đối thủ "nặng ký" thách thức vị trí "nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới" của Thái Lan, trong đó đáng gờm nhất là Việt Nam, với khả năng sẽ tiếp quản vị trí này từ Thái Lan trong 5 năm tới.
Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Thái Lan và Việt Nam đều sẽ xuất khẩu 6,5 triệu gạo (mỗi nước) trong năm 2012.
Thái Lan và Việt Nam hiện chiếm khoảng một nửa trong tổng số 35 triệu tấn gạo được buôn bán trên thế giới trong năm 2011, nhưng nhìn chung xuất khẩu gạo của hai nước này có phần giảm sút do Ấn Độ đang nắm giữ một thị phần ngày một ngày lớn trên thị trường gạo thế giới.
Với sản lượng gia tăng và dự trữ dồi dào, Ấn Độ hồi cuối năm ngoái đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo không phải gạo Basmati. Nhờ đó, xuất khẩu gạo của nước này đã tăng gấp gần hai lần trong năm 2011, từ 2,2 triệu tấn lên 4,2 triệu tấn và hiện tiếp tục tăng nhanh.
USDA dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ đạt 6 triệu tấn trong năm 2012, nhưng các nhà phân tích cho rằng Ấn Độ, vốn là nước đông dân thứ hai thế giới, sẽ không tránh khỏi phải hạn chế xuất khẩu trong tương lai để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Bên cạnh đó, Myanmar cũng là một ứng cử viên giàu tiềm năng trong dài hạn, khi nước từng được mệnh danh là "vựa lúa của châu Á" này đang nỗ lực khôi phục xuất khẩu gạo.
Trong khi đó, việc Chính phủ Thái Lan cam kết thu mua thóc gạo của nông dân với số lượng nhiều nhất có thể đang đẩy giá gạo bán trong nước cũng như giá gạo xuất khẩu tăng mạnh.
Tại các siêu thị trong nước, giá trung bình một túi gạo 5kg đã tăng từ mức 127 bath (4 USD) hồi tháng 2/2011 lên 185 baht hiện nay.
Theo bà Korbsook, chương trình thu mua gạo của chính phủ là rào cản chủ yếu đối với xuất khẩu gạo của Thái Lan khiến xuất khẩu của nước này giảm 50% xuống 700.000 tấn trong hai tháng đầu năm 2012.
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan hiện yết giá bán gạo trắng ở mức 550 USD/tấn (giá FOB), cao hơn 100 USD so với gạo Ấn Độ. Tuy nhiên, bà Korbsook cho hay chính phủ dự định đẩy giá gạo loại này lên 800 USD/tấn.
Trong bối cảnh nhu cầu trên thị trường ở mức thấp, Chính phủ Thái Lan đang tìm cách bán gạo trên cơ sở hợp đồng cấp chính phủ.
Indonesia ngày 23/2 công bố kế hoạch nhập khẩu lên tới 2 triệu tấn gạo trong năm nay để đảm bảo an ninh lương thực và số gạo này dự kiến được nhập theo các thỏa thuận giữa các chính phủ.
Các nhà phân tích cho rằng Chính phủ Thái Lan có thể giành được các hợp đồng xuất khẩu gạo cấp chính phủ tối đa là 3 triệu tấn. Nước này thường xuất khẩu khoảng 10 triệu gạo mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm
Người dân thôn Tùng Chánh, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát, Bình Định) gọi ông Nguyễn Văn Xích (SN 1946) là “ông Xích nông thôn mới”.
Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đã đạt được những kết quả khả quan.
Mùa đóng xuồng cao điểm nhất là từ đầu tháng 4 âm lịch, khoảng rằm tháng 5 trở đi là bán chạy, không kịp giao cho thương lái. Mỗi chuyến giao trung bình từ 50 - 70 chiếc.
Ngày 8/7/2015, Bộ NN-PTNT có Thông báo số 5449/TB-BNN-VP, giao Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ đối với việc nhập khẩu (NK) tôm nguyên liệu.
Hiện bà con nông dân ở Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch ngô vụ hè thu. Điều đáng buồn là vụ ngô này nông dân mất mùa kép...