Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương thuốc để nông dân tăng thu nhập

Phương thuốc để nông dân tăng thu nhập
Ngày đăng: 04/08/2015

Từ những mô hình

Thực hiện chủ trương của tỉnh Thái Bình về xây dựng mô hình chuyển đổi một số diện tích cấy lúa xuân sang trồng ngô, cây màu, vụ xuân năm 2015, với sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật, 463 hộ nông dân ở xã Điệp Nông (Hưng Hà) đã chuyển đổi 50ha cấy lúa kém hiệu quả sang trồng ngô ngọt ở vụ xuân. Ông Trần Minh Chiêu, Chủ nhiệm HTX DVNN Điệp Nông cho biết: Do được bảo đảm đầu ra cho sản phẩm nên bà con nông dân yên tâm sản xuất. Bình quân mỗi sào trồng ngô nông dân thu lãi từ 1,8 - 2 triệu đồng/vụ, gấp 3 lần so với cấy lúa. Xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất lúa sang luân canh gieo trồng các cây màu có giá trị kinh tế cao là cần thiết và phù hợp nhằm tăng thu nhập cho người nông dân, chính quyền cùng HTX DVNN xã Vũ An (Kiến Xương) đã tiến hành chuyển đổi 20ha gieo cấy hai vụ lúa, một vụ đông sang sản xuất cây màu có giá trị kinh tế cao. Nếu như trước đây, cấy hai vụ lúa, một vụ đông cho thu nhập 200 - 220 triệu đồng/ha/năm, nay sản xuất theo công thức luân canh bốn vụ nông dân địa phương có thu nhập từ 390 - 410 triệu đồng/ha/năm.

Đến mở hướng chuyên canh

Những năm gần đây, do chưa có chính sách phát triển riêng cho cây ngô, các vùng sản xuất cũng chưa được quy hoạch cụ thể. Vì vậy, diện tích sản xuất ngô chủ yếu được duy trì tại những địa phương có truyền thống từ trước như các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Vũ Thư. Giống ngô cũng chủ yếu là các giống lai. Ngoài ngô đường và ngô giống có hợp đồng sản xuất tiêu thụ thì các giống ngô còn lại nông dân phải tự tiêu thụ thông qua thương lái và những người thu gom tại địa phương. Như vậy, việc sản xuất ngô tại tỉnh ta trong những năm qua vẫn còn chịu nhiều áp lực cả về giống lẫn vấn đề bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, nguồn lao động thời vụ còn thiếu và yếu, trong khi cơ giới chưa được áp dụng đồng bộ ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất ngô.

Xác định ngô là một trong ba cây trồng chủ lực của địa phương, tỉnh ta tập trung mở rộng diện tích sản xuất ngô vụ xuân và vụ đông. Mục tiêu đến năm 2025 chuyển đổi hơn 20.000ha đất vàn cao đang cấy lúa sang trồng màu, trong đó dự kiến diện tích sản xuất ngô đến năm 2020 đạt 10.000ha, năm 2025 đạt 15.000ha. Thực hiện chủ trương đó, vụ xuân năm 2015, toàn tỉnh có 15 địa phương đăng ký thực hiện mô hình chuyển đổi từ sản xuất lúa sang trồng ngô và rau màu có giá trị kinh tế cao. Qua kiểm tra có 13/15 địa phương thực hiện theo đúng quy định với diện tích 273ha. Kết quả ban đầu cho thấy, năng suất, giá trị từ trồng ngô, rau màu tăng cao hơn gieo cấy lúa. Nếu như cấy lúa giá trị trung bình đạt 42,6 triệu đồng/ha thì trồng dưa chuột ở xã Vũ Phúc (thành phố Thái Bình) cho giá trị 132,9 triệu đồng/ha; khoai tây ở xã Thái Hưng (Thái Thụy) cho giá trị 108 triệu đồng/ha. Ông Ngô Doãn Đô, Chủ nhiệm HTX DVNN xã Quỳnh Thọ (Quỳnh Phụ) cho biết: Một sào dưa bao tử cho thu nhập gấp 3 - 5 lần so với cấy lúa. Hơn nữa, nông dân tận dụng được lao động trong làm đất và thu hoạch, đồng thời tăng hệ số sử dụng đất và tranh thủ được thời vụ.

Hiệu quả của mô hình chuyển từ cấy lúa sang trồng ngô, cây màu đã thấy rõ, tuy nhiên chủ trương chuyển đổi hướng chuyên canh này cũng gặp nhiều thử thách bởi không phải tất cả cán bộ, nhân dân địa phương đều đã nhận thức đúng, đủ về chủ trương này. Mặt khác, vấn đề lao động, kinh phí đầu tư hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới, tiêu cho cây trồng và đặc biệt nhất là đầu ra cho sản phẩm đã và đang là thách thức không nhỏ đối với quá trình thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích cấy lúa xuân sang trồng ngô, cây màu.

Ông Trần Minh Chiêu, Chủ nhiệm HTX DVNN xã Điệp Nông (Hưng Hà):

Để phát triển cây ngô bền vững, cần xác định vấn đề trọng tâm là tìm đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, cần chú trọng mở rộng thị trường, tập trung đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm giúp việc canh tác, tiêu thụ ngô, cây màu hiệu quả hơn.

Ông Nguyễn Văn Thế, Chủ nhiệm HTX DVNN xã Vũ An (Kiến Xương):

Việc chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô, cây màu có giá trị kinh tế cần thu hút được doanh nghiệp vào cuộc, góp phần tạo ra sản phẩm an toàn, đủ điều kiện xuất khẩu và tiêu dùng ở thị trường trong nước, đồng thời để nông dân yên tâm sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Gà Tàu Vàng Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao Nuôi Gà Tàu Vàng Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Ảnh hưởng của đệm lót sinh học lên năng suất và môi trường nuôi gà Tàu Vàng ở Hậu Giang”.

14/08/2014
Sắn Được Mùa, Nông Dân Phấn Khởi Sắn Được Mùa, Nông Dân Phấn Khởi

Vụ hè - thu năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào trồng hơn 400 ha sắn KM 94, tập trung ở các xã Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thọ và Quảng An...

14/08/2014
Bệnh Trắng Lá Mía Đang Lan Rộng Trên Địa Bàn Thị Xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) Bệnh Trắng Lá Mía Đang Lan Rộng Trên Địa Bàn Thị Xã Ninh Hòa (Khánh Hòa)

Năm 2013, bệnh trắng lá mía đã gây thiệt hại cho nhiều ruộng mía ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là tại thị xã Ninh Hòa, với tổng diện tích bị bệnh lên đến 1.174 ha. Đến vụ mía năm nay, bệnh trắng lá mía tiếp tục lây lan trên địa bàn thị xã, với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

14/08/2014
Nông Dân An Giang Phấn Khởi Trúng Mùa, Trúng Giá Lúa Hè Thu Nông Dân An Giang Phấn Khởi Trúng Mùa, Trúng Giá Lúa Hè Thu

Hiện nay, nông dân ở An Giang dang vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên ít sâu bệnh, bên cạnh đó, nông dân tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì vậy đa phần diện tích lúa hè thu đều trúng mùa. Niềm vui của người nông dân được nhân đôi khi giá lúa hiện nay đang ở mức cao và dễ tiêu thụ...

14/08/2014
Sản Lượng Na Ở Lục Nam (Bắc Giang) Ước Đạt 11 Nghìn Tấn Sản Lượng Na Ở Lục Nam (Bắc Giang) Ước Đạt 11 Nghìn Tấn

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam (Bắc Giang), với hơn 1.700 ha cho thu hoạch, vụ này sản lượng na toàn huyện ước đạt 11 nghìn tấn, giảm 1,3 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

14/08/2014