Cú hích từ một dự án
Năm 2011, dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai được triển khai tại 5 xã của huyện Đak Đoa, gồm: Hà Đông, A Dơk, Ia Pết, Kon Gang và xã Trang. Đây là những xã điều kiện phát triển kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số khá lớn, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã trong dự án chiếm 53,15%.
Để dự án đi vào hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu thực tế của nông dân, UBND huyện Đak Đoa đã thành lập Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện; các ban phát triển của xã và thôn để đưa dự án hoạt động theo đúng quy trình, mục đích đề ra. Ưu tiên xây dựng các chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi chủ lực của huyện, như chuỗi cà phê, chăn nuôi bò, heo, trồng bời lời và dệt thổ cẩm… Tuyên truyền, vận động nhân dân thành lập 63 tổ, nhóm chung sở thích, như nhóm chuyên trồng cà phê; nhóm cà phê kết hợp với cây lúa; nhóm nuôi heo; nhóm nuôi bò….
Theo đánh giá của Ban Hỗ trợ kinh doanh nông sản huyện Đak Đoa, tính đến nay các xã trong vùng dự án đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ. Trong 3 năm (2012 - 2014) đã hoàn thành đưa vào sử dụng 38 công trình thuộc quỹ phát triển cộng đồng, gồm 8,25km đường giao thông; 265 mét kênh mương tưới tiêu nước, 1 đập thủy lợi và 6 cống thoát nước… Ngoài ra còn hỗ trợ thêm 3 máy xay cà phê nhân, 4 máy đào. Tổng số hộ được hưởng lợi trực tiếp từ các danh mục đầu tư từ quỹ phát triển cộng đồng là 5.246 hộ, trong đó 2.534 hộ nghèo và 4.942 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Qua 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo ở 5 xã được hưởng lợi giảm từ 53,15% năm 2011 xuống còn 34,76% năm 2014. Một số xã có tỷ lệ giảm nghèo nhanh như: Hà Đông giảm 27,67%, Ia Pết giảm 19,11%.
Đặc biệt tại chuỗi giá trị cây cà phê là cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện với tổng diện tích 14.680 ha đã phát huy hiệu quả rõ rệt khi nông dân được tập huấn phương pháp sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM; hỗ trợ phương tiện kỹ thuật, như máy hái cà phê, máy đào xới bồn cho các nhóm sở thích…
Ông Y Yữn-thôn Bia Tih1, xã A Dơk-nhóm trưởng sở thích trồng cà phê cho biết: Cả nhóm có 12 thành viên, gia đình nào cũng trồng cà phê đã lâu với diện tích 12 ha. Từ khi cả nhóm được tập huấn chuyển giao những tiến bộ khoa học-kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây cà phê, hỗ trợ trang-thiết bị máy móc, trong 2 năm trở lại đây năng suất cà phê của nhóm đã khá hơn trước rất nhiều, bình quân 1 ha cà phê đạt 3 tấn nhân. Từ 12 ha ban đầu, đến nay diện tích cà phê của nhóm đã mở rộng thêm 2 ha nữa.
Ông Trần Ngọc Huy-Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ngọc Chương cho biết thêm: Tác động của dự án đối với doanh nghiệp là rất lớn khi diện tích nguyên liệu thô được mở rộng thêm 744,5 ha, trong đó cà phê theo tiêu chuẩn 4C là 205 ha, cà phê xô tại 3 xã A Dơk, Ia Pết và xã Trang là 538,26 ha. Sản lượng đơn vị dự kiến thu mua trong niên vụ cà phê 2015 - 2016 sắp tới sẽ tăng thêm khoảng 1.972 tấn, trong đó cà phê 4C là 450 tấn, cà phê xô 1.522 tấn. Công ty cũng đã ký kết bao tiêu sản phẩm cho 824 hộ gia đình, trong đó cà phê 4C là 200 hộ và sẽ mua toàn bộ sản phẩm của nông dân trong thời gian tới. Cũng theo ông Huy, thuận lợi lớn nhất là doanh nghiệp đã làm lợi cho nông dân, nên người dân hưởng ứng nhiều, nhất là hỗ trợ vốn, khoa học-kỹ thuật, cây giống, cây che bóng mát; bao tiêu sản phẩm làm ra theo giá thị trường cộng thêm 200 ngàn đồng/tấn… Dù vậy, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là nguồn vốn.
Trong 3 năm (2012 - 2014) đã hoàn thành đưa vào sử dụng 38 công trình thuộc quỹ phát triển cộng đồng, gồm 8,25 km đường giao thông; 265 mét kênh mương tưới tiêu nước, 1 đập thủy lợi và 6 cống thoát nước…
Có thể bạn quan tâm
Sau một thời gian dài giảm giá mạnh, khoảng 1 tháng gần đây, giá bán các sản phẩm chăn nuôi như lợn, gà… đang tăng dần trở lại. Đây được xem là tín hiệu vui để người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tiếp tục duy trì chăn nuôi, yên tâm tái đàn.
Cây dây leo rừng Amazon được sử dụng làm gốc ghép có tên khoa học là Piper Colubrinum link, xuất xứ từ Nam Mỹ, được nhập từ Campuchia, Thái Lan về để ghép, chúng có hình thái khá giống cây trầu nên thường được bà con gọi nôm na là cây trầu Nam Mỹ.
Lượng gạo thơm này được tạo ra chủ yếu từ các cánh đồng mẫu lớn (CĐML) mà nông dân thường gọi là cánh đồng liên kết. Mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp là nền tảng tạo ra cơ sở vũng chắc cho một hướng đi mới để tạo lập thương hiệu gạo Việt Nam theo hướng gia tăng giá trị hạt gạo, giúp nhà nông có thể yên tâm trồng lúa.
Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 ngành nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP của tỉnh 1,1%. Trong đó đóng góp lớn nhất là cây lúa.
Trong đó trồng nấm bào ngư, nấm mèo là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, địa phương đang nhân rộng mô hình này, bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan cho nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn huyện.