Phát huy tinh thần khởi nghiệp trong hội nhập
Việt Nam cần 5 triệu doanh nghiệp trong khoảng 5 - 10 năm tới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, qua đó tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế.
Đây là nhận định được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra.
Tuy vậy, từ thực tế 500.000 doanh nghiệp hiện nay, khoảng cách đến mục tiêu nói trên rất xa, nhất là việc thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh không dễ.
Doanh nghiệp không dễ để khởi nghiệp, bởi nhiều khi cơ chế đã có nhưng chưa thể áp dụng.
Bên cạnh đó, việc thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm đã khiến tỷ lệ khởi nghiệp thành công không cao.
Do vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ đối với giới doanh nhân để khởi động làn sóng khởi nghiệp.
Tuy nhiên, ngoài những hỗ trợ nền tảng từ phía Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần thúc đẩy dẫn dắt tinh thần khởi nghiệp.
Nếu ở các nước phát triển, bình quân 15 - 20 người dân có một doanh nghiệp thì ở Việt Nam, 200 người dân mới có một doanh nghiệp.
Khoảng cách này cho thấy sự cần thiết có một cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng mới có thể nắm bắt cơ hội hội nhập.
Chính vì vậy, khởi nghiệp hiện nay không chỉ là chuyện của cộng đồng doanh nghiệp, mà còn là chuyện chung của cả xã hội
Có thể bạn quan tâm
Lần đầu tiên Cty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco) phối hợp với Tập đoàn BASF (Đức) vừa cho ra mắt sản phẩm mới Verismo 204SC trước vụ lúa ĐX 2015-2016.
Trồng tỏi, đậu phộng, dưa… là mô hình luân canh được nông dân xã ven biển Ninh Vân, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) áp dụng hiệu quả.
Sau gần 2 năm dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) triển khai đã giúp nhiều địa phương ở Tiền Giang hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Theo thống kê, tổng đàn lợn của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) hiện có gần 70 nghìn con, chỉ xếp sau Cẩm Xuyên.
Yên Dũng không nằm trong danh sách các huyện có số hầm biogas nhiều nhất được dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang thống kê.