Vì sao nông dân quay lưng với nuôi lợn bằng đệm lót sinh học

Người nuôi chán nản
Tại Hậu Giang, mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học được triển khai từ giữa năm 2012, theo đó đã có nhiều hộ thật sự gắn bó, gửi gắm nhiều kỳ vọng vào mô hình, nhưng cuối cùng họ đành phải từ bỏ.
Người chăn nuôi ở Sóc Trăng chưa mặn mà với cách nuôi trên đệm lót sinh học.
Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Văn Thép ngụ ấp Thạnh Thới, xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành) chia sẻ: “Nuôi lợn trên đệm lót thật sự có nhiều ưu điểm, người nuôi không phải tốn công tắm cho lợn.
Đệm lót là hỗn hợp gồm mạt cưa, trấu, men balasa (dày khoảng 6-7 tấc).
Hỗn hợp này có tác dụng xử lý chất thải tránh để lại mùi hôi, nhưng nếu gặp nước thì sẽ mất tác dụng”.
Ông Võ Ngọc Lâm, ngụ ấp 1, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) cũng cho biết: “Đệm lót sinh học là mô hình hay nhưng vẫn có một số hạn chế, chưa phù hợp với điều kiện của nhiều hộ chăn nuôi.
Ví dụ, chi phí làm đệm lót khá lớn, chưa kể các công đoạn khác như thức ăn, con giống, thuốc men phải tuân thủ đúng và tốn kém hơn nhiều so với cách nuôi truyền thống, vì vậy người nuôi nhỏ lẻ khó mà gắn bó được”.
Cần có một quy trình chuẩn
Ông Lư Xuân Hội - Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi nông nghiệp tỉnh Hậu Giang thông tin: “Đến nay, trong số 60 mô hình đã triển khai thì gần như không còn hộ nào làm lại nữa.
Nguyên nhân chính là nguồn nguyên liệu mạt cưa để làm đệm lót rất khó kiếm, bà con phải lên tận các tỉnh miền Đông để mua, chi phí vận chuyển rất đắt đỏ, người chăn nuôi nhỏ lẻ thì không thể mua được.
Một hạn chế khác nằm ở tập quán chăn nuôi của bà con, dẫn đến làm sai quy trình kỹ thuật”.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang, ông Ngô Minh Long cho biết thêm:
“Hiện tại, đối với việc nuôi lợn trên đệm lót sinh học, bà con chỉ mới áp dụng với hình thức cải biến chứ chưa hoàn toàn đúng với quy trình chuẩn."
Còn tại Sóc Trăng, hiện mô hình này cũng chưa được người chăn nuôi áp dụng nhiều.
Ông Trương Văn Đúng - Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng phân tích thêm: “Khi đệm lót bị ẩm thì men không phát triển được, trong khi mạt cưa và trấu thì có giá khá đắt.
So với cách nuôi truyền thống thì chi phí ban đầu của chăn nuôi lợn trên đệm lót cao hơn nên bà con không mấy mặn mà”.
Hiện Trung tâm Giống vật nuôi nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đang thử nghiệm thêm các vật phẩm khác để làm đệm lót.
Cụ thể, đơn vị đang nghiên cứu để đưa bã mía ở các nhà máy, xí nghiệp đường trên địa bàn vào thay thế mạt cưa, giúp người chăn nuôi có thêm sự lựa chọn cũng như giảm chi phí làm đệm lót. Theo tính toán của các hộ nuôi, 1m2 đệm lót tiêu tốn khoảng 400.000 đồng, có thể sử dụng cho 2 vụ nuôi.
Trung bình 10 tấn mạt cưa có giá hơn 3 triệu đồng, làm được 50m2 đệm lót, tuy nhiên chi phí vận chuyển lại lên đến 8 triệu đồng (tùy khoảng cách).
Có thể bạn quan tâm

Vì vậy, những thành công từ Dự án "Sản xuất hạt giống lúa lai F1" giai đoạn 2011-2013 do Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện đã góp phần mở rộng diện tích lúa lai thương phẩm, tiến tới chủ động sản xuất hạt giống trong nước.

Tính tới thời điểm hiện tại, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã thả được 142ha tôm càng xanh, thấp hơn chỉ tiêu đề ra và giảm 18ha so với cùng kì năm trước.

Nhiều người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị không mặn mà với việc thu hoạch hoặc phải chuyển đổi cây trồng vì giá rớt thảm hại

Bà Nguyễn Thị Nhị (ngụ xã Định Thành, Thoại Sơn, An Giang) cho biết, nhờ trồng sơ-ri mà cuộc sống gia đình bà khá ổn định. Hiện, bà trồng 60 gốc sơ ri, thu hoạch quanh năm, mỗi ngày bà bán được khoảng 50kg, giá từ 6.000 - 10.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lợi nhuận gần 3 triệu đồng/tháng.

Chiều qua 21.8, ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng trạm Thú y huyện Duy Xuyên cho biết, sau hơn 10 ngày tích cực hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp điều trị và triển khai vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng trên diện rộng, đến nay 22 con trâu, bò bị nhiễm bệnh lở mồm long móng ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành) đã khỏi bệnh hoàn toàn.