Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì sao nông dân quay lưng với nuôi lợn bằng đệm lót sinh học

Vì sao nông dân quay lưng với nuôi lợn bằng đệm lót sinh học
Publish date: Monday. November 9th, 2015

Người nuôi chán nản

Tại Hậu Giang, mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học được triển khai từ giữa năm 2012, theo đó đã có nhiều hộ thật sự gắn bó, gửi gắm nhiều kỳ vọng vào mô hình, nhưng cuối cùng họ đành phải từ bỏ.

Người chăn nuôi ở Sóc Trăng chưa mặn mà với cách nuôi trên đệm lót sinh học.

Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Văn Thép ngụ ấp Thạnh Thới, xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành) chia sẻ: “Nuôi lợn trên đệm lót thật sự có nhiều ưu điểm, người nuôi không phải tốn công tắm cho lợn.

Đệm lót là hỗn hợp gồm mạt cưa, trấu, men balasa (dày khoảng 6-7 tấc).

Hỗn hợp này có tác dụng xử lý chất thải tránh để lại mùi hôi, nhưng nếu gặp nước thì sẽ mất tác dụng”.

Ông Võ Ngọc Lâm, ngụ ấp 1, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) cũng cho biết: “Đệm lót sinh học là mô hình hay nhưng vẫn có một số hạn chế, chưa phù hợp với điều kiện của nhiều hộ chăn nuôi.

Ví dụ, chi phí làm đệm lót khá lớn, chưa kể các công đoạn khác như thức ăn, con giống, thuốc men phải tuân thủ đúng và tốn kém hơn nhiều so với cách nuôi truyền thống, vì vậy người nuôi nhỏ lẻ khó mà gắn bó được”.

Cần có một quy trình chuẩn

Ông Lư Xuân Hội - Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi nông nghiệp tỉnh Hậu Giang thông tin: “Đến nay, trong số 60 mô hình đã triển khai thì gần như không còn hộ nào làm lại nữa.

Nguyên nhân chính là nguồn nguyên liệu mạt cưa để làm đệm lót rất khó kiếm, bà con phải lên tận các tỉnh miền Đông để mua, chi phí vận chuyển rất đắt đỏ, người chăn nuôi nhỏ lẻ thì không thể mua được.

Một hạn chế khác nằm ở tập quán chăn nuôi của bà con, dẫn đến làm sai quy trình kỹ thuật”.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang, ông Ngô Minh Long cho biết thêm:

“Hiện tại, đối với việc nuôi lợn trên đệm lót sinh học, bà con chỉ mới áp dụng với hình thức cải biến chứ chưa hoàn toàn đúng với quy trình chuẩn."

Còn tại Sóc Trăng, hiện mô hình này cũng chưa được người chăn nuôi áp dụng nhiều.

Ông Trương Văn Đúng - Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng phân tích thêm: “Khi đệm lót bị ẩm thì men không phát triển được, trong khi mạt cưa và trấu thì có giá khá đắt.

So với cách nuôi truyền thống thì chi phí ban đầu của chăn nuôi lợn trên đệm lót cao hơn nên bà con không mấy mặn mà”.

Hiện Trung tâm Giống vật nuôi nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đang thử nghiệm thêm các vật phẩm khác để làm đệm lót.

Cụ thể, đơn vị đang nghiên cứu để đưa bã mía ở các nhà máy, xí nghiệp đường trên địa bàn vào thay thế mạt cưa, giúp người chăn nuôi có thêm sự lựa chọn cũng như giảm chi phí làm đệm lót. Theo tính toán của các hộ nuôi, 1m2 đệm lót tiêu tốn khoảng 400.000 đồng, có thể sử dụng cho 2 vụ nuôi.

Trung bình 10 tấn mạt cưa có giá hơn 3 triệu đồng, làm được 50m2 đệm lót, tuy nhiên chi phí vận chuyển lại lên đến 8 triệu đồng (tùy khoảng cách).


Related news

Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Chiềng Hoa (Mường La, Sơn La) Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Chiềng Hoa (Mường La, Sơn La)

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

Wednesday. February 25th, 2015
Giáp Tết, Ngư Dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) Đánh Bắt Gần Bờ Trúng Đậm Ruốc Và Cá Cơm Giáp Tết, Ngư Dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) Đánh Bắt Gần Bờ Trúng Đậm Ruốc Và Cá Cơm

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.

Wednesday. February 25th, 2015
Toàn Tỉnh Bình Định Có Hơn 15.000 Ngư Dân Đón Tết Trên Biển Toàn Tỉnh Bình Định Có Hơn 15.000 Ngư Dân Đón Tết Trên Biển

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

Wednesday. February 25th, 2015
Tăng Cường Công Tác Chỉ Đạo Nuôi Tôm Năm 2015 Tăng Cường Công Tác Chỉ Đạo Nuôi Tôm Năm 2015

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.

Wednesday. February 25th, 2015
Bạc Liêu Tập Huấn Thúc Đẩy Cải Thiện Thực Hành Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm Bạc Liêu Tập Huấn Thúc Đẩy Cải Thiện Thực Hành Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm

Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.

Wednesday. February 25th, 2015