Phù Ninh, Thanh Ba Tổng Kết Các Mô Hình Khuyến Nông

Trạm khuyến nông huyện Phù Ninh vừa phối hợp với UBND xã Phù Ninh tổ chức hội thảo tham quan đầu bờ mô hình nuôi cá chép lai V1.
Mô hình được triển khai tại khu đồng Chỉ thuộc khu 11 xã Phù Ninh quy mô 0,9ha với sự tham gia của 3 hộ. Các hộ tham gia mô hình đều có kinh nghiệm nuôi cá, được hỗ trợ 100% về con giống, 30% thức ăn theo định mức quy trình kỹ thuật và được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc.
Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nhất trí đánh giá mô hình nuôi ghép cá chép hiệu quả kinh tế cao và không quá cầu kỳ về kỹ thuật. Ngoài ra, cá chép lai V1 còn có thể nuôi ghép với nhiều loại cá khác mà không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Từ thành công bước đầu của mô hình, thời gian tới huyện Phù Ninh sẽ có kế hoạch nhân rộng diện tích nuôi trồng giống cá chép V1 để người dân phát triển kinh tế, làm giàu bền vững.
Quang Thái
Trạm khuyến nông huyện Thanh Ba đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai mô hình trồng nấm sò, mộc nhĩ tại hộ chị Nguyễn Thị Thanh Hương và hộ ông Bùi Đăng Đễ xã Phương Lĩnh.
Qua thực tế cho thấy, việc chuyển giao và sản xuất loại nấm sò, mộc nhĩ đạt hiệu quả khá tốt, phù hợp với khả năng kinh tế của người dân, dễ thực hiện, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Hai hộ dân tham gia mô hình được tập huấn và hướng dẫn thực hiện các khâu từ chọn mua nguyên liệu đến giống, kỹ thuật xử lý nguyên liệu, hấp khử trùng, cấy giống, ươm sợi, rạch, treo bịch, chăm sóc, thu hái...
Đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình cho thấy chỉ trong vòng 5 tháng với 20 tấn nguyên liệu cho thu lãi trên 120 triệu đồng.
Tại hội nghị tổng kết mô hình, sau khi thăm quan, nghe đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình nấm sò, mộc nhĩ, các đại biểu đều nhận định đây là mô hình hay, không những góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giầu chính đáng cho người dân mà còn có thể triển khai nhân rộng, góp phần thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Mô hình là một hướng giải quyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững ở địa phương. Thời gian tới Trạm khuyến nông huyện Thanh Ba sẽ tiếp tục tuyên truyền và nhân rộng mô hình.
Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201411/phu-ninh-thanh-ba-tong-ket-cac-mo-hinh-khuyen-nong-2374812/
Có thể bạn quan tâm

Tháng 1/2015, giá tôm trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn từ 11 USD/kg lên 12 USD/kg. Trong 2 năm 2013 - 2014, NK tôm vào Nhật Bản lần lượt đạt 2,9 và 2,7 tỷ USD, giảm so với các năm trước đó. Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm.

Bên cạnh những mặt tích cực mà Nghị định số 36/2014/NĐ- CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đem lại, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng vẫn còn một số bất cập liên quan đến phương thức quản lý và giá thành xuất khẩu.

Ngày 22-6, bà Nguyễn Thị Hòa, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho biết gia đình đang thu hoạch ớt với giá 45.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao so với nhiều năm qua, đã mang lại mức thu nhập khá cho người trồng ớt.

Tiếng thơm về quế Nậm Đét (Bắc Hà - Lào Cai) cùng câu chuyện “di thực” giống quế về trồng ở vùng đất này đã đi qua hơn 40 mùa quế dóc vỏ. Không riêng ở Nậm Đét, những đồi quế, nương quế trở thành nguồn thu nhập lớn cho nhiều gia đình trong tỉnh, làm “thay da, đổi thịt” biết bao miền quê. Đi đến đâu cũng nghe người dân bàn về việc trồng quế, nói chuyện về thu mua quế. Đó là câu chuyện của thời kỳ cây quế “lên ngôi”...

Thời gian qua, nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đã cải thiện thu nhập nhờ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen lấy gương. Tuy nhiên, việc tiêu thụ gương sen tại thành phố phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Để nghề trồng sen phát triển bền vững, nông dân rất cần có doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm nhằm giúp giá cả đầu ra sản phẩm ổn định…