Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì sao gạo Việt lép vế trên thị trường quốc tế

Vì sao gạo Việt lép vế trên thị trường quốc tế
Ngày đăng: 29/10/2015

Cùng là giống gạo Jasmine, giống gạo thơm mùi lá dứa và dẻo; chất lượng không khác nhau nhưng giá bán của loại gạo này ở Thái Lan là 810 USD/tấn, trong khi giá gạo Jasmine của Việt Nam chỉ rẻ bằng nửa.

Giá đắt nhưng gạo Jasmine Thái lại được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên giới với tên gọi gạo Hom Mali.

Thậm chí, sau khi cộng thêm các chi phí, nếu gạo này bị định giá thấp dưới 10 USD/kg sẽ bị coi là gạo giả.

Trong khi đó, tờ Nhân dân đã chỉ ra hơn 2 thập kỷ qua, gạo Việt Nam vẫn tồn tại dưới những cái tên như gạo 5%, gạo 25% tấm… những cái tên chỉ gạo phẩm cấp thấp.

Vậy bí quyết nào đã giúp gạo Jasmine Thái lại thành thương hiệu trong khi gạo của Việt Nam không thua kém gì?

Chỉ dẫn địa lý để truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm là điều tiết cần thiết nhưng một yếu tố không kém phần quan trọng là phải giúp người tiêu dùng nhận diện được đâu là gạo Jasmine của Thái.

Đó là lý do trên các bao gạo Thái Lan luôn có dòng chữ “Made in Thailand” và mã vạch Thái Lan.

Từ năm 2007, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong gạo Jasmine có chứa chất 2-AP có mùi tương tự như mùi lá dứa rất hấp dẫn người ăn.

Từ đó, họ đã có nghiên cứu khoa học thông qua sự thay đổi trạng thái các gen trong gạo Jasmine để tăng cường các đặc tính và chất lượng sản phẩm gạo.

Đây cũng chính là điểm độc đáo, khác biệt giữa gạo Jasmine Thái với gạo Jasmine của các quốc gia khác.

Như vậy, bí quyết thành công của gạo Jasmine Thái chính là ứng dụng khoa học công nghệ.

Thực tế, Việt Nam không thiếu các nhà khoa học.

Thế nhưng, cơ chế đã thực sự hấp dẫn các nhà khoa học đầu tư vào nông nghiệp hay chưa thì đó vẫn còn là vấn đè tranh cãi.

Trang tin VOV đã đặt ra câu hỏi: Lương 2 triệu một tháng, sao khiến các nhà khoa học toàn tâm toàn ý với nghề?

Một vị tiến sĩ người Bỉ cũng phải thốt lên rằng “Mỗi người nông dân ở Việt Nam là nhà nghiên cứu trên chính mảnh đất của họ”.

Vì thế mà tác giả bài báo đã cho rằng, vì thiếu định hướng khoa học mà người nông dân “trăm hay không bằng tay quen”, tự sản xuất manh mún đã khiến các sản phẩm khó có thể trở thành thương hiệu.


Có thể bạn quan tâm

Năng suất ca cao Tây Nguyên thấp nhất cả nước Năng suất ca cao Tây Nguyên thấp nhất cả nước

Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa tổ chức công bố đề tài nghiên cứu phát triển sản xuất ca cao bền vững tại Việt Nam.

08/11/2015
Thiếu nước, người dân trồng mì bội thu Thiếu nước, người dân trồng mì bội thu

Nước trong hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) thiếu hụt so cùng kỳ, người dân canh tác trên đất bán ngập bội thu nhưng nhiều người sống bằng nghề đánh bắt thủy sản lại thất thu.

08/11/2015
Tưới tiết kiệm lợi tiền tỷ Tưới tiết kiệm lợi tiền tỷ

Hệ thống tưới nhỏ giọt “3 trong 1” cho cây tiêu của ông Nguyễn Xuân Sang ở thị xã Phước Long (Bình Phước) tiết kiệm được 40% lượng phân bón, 80% nhân công, 30% nước và tăng từ 15 - 20% năng suất.

08/11/2015
Sâu bệnh trên cây cà phê có chiều hướng gia tăng Sâu bệnh trên cây cà phê có chiều hướng gia tăng

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật miền Trung – Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay các địa phương trong vùng có trên 90.578 ha cà phê bị nhiễm sâu bệnh, cao gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2014.

08/11/2015
Giá mía tăng cao nhất trong 3 năm qua Giá mía tăng cao nhất trong 3 năm qua

Nông dân trồng mía tại ĐBSCL đang rất phấn khởi do thu hoạch mía bán được giá cao hơn từ 200 - 300 đồng/kg so với hồi đầu vụ ép mía 2015 - 2016 (thời điểm tháng 9-2015) và tăng hơn bình quân khoảng 400 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

08/11/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.