Kết Quả Sau 3 Năm Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam xây dựng thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng lồng tại đập phụ gần cửa xã nước hồ chứa Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc) với quy mô ban đầu là 100 m3 được chia làm hai lồng với tổng kinh phí đầu tư 54 triệu đồng.
Lồng nuôi cũng được thiết kế theo hướng cải tiến mới khung lồng được làm bằng sắt ống hàn ghép các ô lồng với nhau tạo thành bè phía trên có nhà bảo vệ và kho chứa thức ăn. Lồng lưới làm bằng nilon riêng biệt có thể thay lưới theo thời gian nuôi.
Theo ông Nguyễn Trọng Đức, chủ hộ tham gia mô hình cho biết: "Sau 6 tháng thả nuôi ông thu được gần 6 tấn cá, trọng lượng trung bình từ 0,5-0,6 con/kg trừ tất cả chi phí lãi gần 60 triệu đồng". Ngoài ra, hằng ngày tại khu vực nuôi cá lồng ông còn thả lưới đánh bắt cá tự nhiên, trung bình mỗi ngày thu từ 400 - 500 nghìn đồng.
Nhận thấy nuôi cá lồng trên hồ chứa nước mang lại hiệu quả kinh tế cao nhiều người dân sống cạnh khu vực lòng hồ đã bắt đầu chú ý và tự bỏ vốn đầu tư nuôi. Từ hai lồng nuôi thí điểm ban đầu, hiện nay số lồng cá tại đây đã phát triển lên trên trăm lồng.
Không riêng hồ chứa sông Tranh 2 phong trào nuôi cá lồng trên hồ chứa đã phát triển mạnh và lan rộng ở nhiều hồ chứa nước khác trong toàn tỉnh như hồ Khe Tân hiện có gần 400 lồng nuôi, đập Trà Cân, hồ Đakmi, hồ Đá Vách...
Ông Nguyễn Văn Ngọc hộ tham gia nuôi cá lồng ở hồ Khe Tân cho biết: "Thấy nhiều người nuôi cá lồng trên hồ chứa thu lợi nhuận cao nên tôi cũng đầu tư nuôi thử 8 lồng với kích thước 5x4x3 (m) để nuôi cá diêu hồng. Cá nuôi được sử dụng toàn bộ thức ăn công nghiệp dạng viên nổi.
Sau 5 tháng nuôi, cá phát triển khá tốt, thịt dày, chắc, thơm ngon, không có mùi bùn như cá nuôi ao nên thị trường rất chuộng, đến vụ thu hoạch thương lái đến tận lồng để thu mua với giá từ 40.000-45.000 đồng/kg, mô hình cho hiệu quả khá cao". Hiện tại, ngoài 8 lồng nuôi tại hồ Khe Tân, ông Ngọc còn đầu tư gần 20 lồng nuôi cá diêu hồng trên sông Tam Kỳ.
Nuôi cá lồng trên hồ chứa có nhiều ưu điểm hơn nuôi trong ao đất, cá nuôi ít dịch bệnh, dễ chăm sóc, quản lý, thu hoạch dễ dàng và triệt để. Cá nuôi lồng sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp nên rút ngắn thời gian nuôi, cá phát triển nhanh, kích thước có độ đồng đều cao, chất lượng thịt thơm ngon đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Từ nhiều năm nay, cây su su đã giúp bà con nông dân xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vươn lên làm giàu ngay trên đất thổ cư của nhà mình.
Niềm đam mê và tinh thần lao động không mệt mỏi đã đưa trung úy Lê Nguyên Ngà (Đơn vị KT 90, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật) trở thành “vua” gà sao của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.Ngoài đáp ứng thực phẩm sạch cho đơn vị, trang trại gà sao của anh còn mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.Biến ý tưởng thành hiện thựcMặc dù đã hẹn trước, nhưng cuộc gặp giữa tôi với trung úy Lê Nguyên Ngà vẫn chậm hơn dự kiến gần nửa giờ vì anh bận đi chở bèo về làm thức ăn cho gà. “Mình đầu tắt mặt tối với lũ gà, mệt nhưng mà vui”- anh mào đầu câu chuyện bằng giọng nhỏ nhẹ khi dẫn tôi vào trang trại gà sao.
Đã hơn 2 năm kể từ khi nghề sản xuất và quản lý khai thác nghêu Bến Tre chính thức được Hội đồng bảo tồn biển Quốc tế (Marine Stewardship Council) cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC, trở thành nghề cá đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công mô hình sản xuất nấm Linh Chi.
Trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn của vợ chồng anh Trần Văn Ngự - chị Lê Thị Thôi ở thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa Sơn là mô hình mới, có hiệu quả cao ở vùng bán sơn địa huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).