Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì sao gạo Việt lép vế trên thị trường quốc tế

Vì sao gạo Việt lép vế trên thị trường quốc tế
Publish date: Thursday. October 29th, 2015

Cùng là giống gạo Jasmine, giống gạo thơm mùi lá dứa và dẻo; chất lượng không khác nhau nhưng giá bán của loại gạo này ở Thái Lan là 810 USD/tấn, trong khi giá gạo Jasmine của Việt Nam chỉ rẻ bằng nửa.

Giá đắt nhưng gạo Jasmine Thái lại được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên giới với tên gọi gạo Hom Mali.

Thậm chí, sau khi cộng thêm các chi phí, nếu gạo này bị định giá thấp dưới 10 USD/kg sẽ bị coi là gạo giả.

Trong khi đó, tờ Nhân dân đã chỉ ra hơn 2 thập kỷ qua, gạo Việt Nam vẫn tồn tại dưới những cái tên như gạo 5%, gạo 25% tấm… những cái tên chỉ gạo phẩm cấp thấp.

Vậy bí quyết nào đã giúp gạo Jasmine Thái lại thành thương hiệu trong khi gạo của Việt Nam không thua kém gì?

Chỉ dẫn địa lý để truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm là điều tiết cần thiết nhưng một yếu tố không kém phần quan trọng là phải giúp người tiêu dùng nhận diện được đâu là gạo Jasmine của Thái.

Đó là lý do trên các bao gạo Thái Lan luôn có dòng chữ “Made in Thailand” và mã vạch Thái Lan.

Từ năm 2007, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong gạo Jasmine có chứa chất 2-AP có mùi tương tự như mùi lá dứa rất hấp dẫn người ăn.

Từ đó, họ đã có nghiên cứu khoa học thông qua sự thay đổi trạng thái các gen trong gạo Jasmine để tăng cường các đặc tính và chất lượng sản phẩm gạo.

Đây cũng chính là điểm độc đáo, khác biệt giữa gạo Jasmine Thái với gạo Jasmine của các quốc gia khác.

Như vậy, bí quyết thành công của gạo Jasmine Thái chính là ứng dụng khoa học công nghệ.

Thực tế, Việt Nam không thiếu các nhà khoa học.

Thế nhưng, cơ chế đã thực sự hấp dẫn các nhà khoa học đầu tư vào nông nghiệp hay chưa thì đó vẫn còn là vấn đè tranh cãi.

Trang tin VOV đã đặt ra câu hỏi: Lương 2 triệu một tháng, sao khiến các nhà khoa học toàn tâm toàn ý với nghề?

Một vị tiến sĩ người Bỉ cũng phải thốt lên rằng “Mỗi người nông dân ở Việt Nam là nhà nghiên cứu trên chính mảnh đất của họ”.

Vì thế mà tác giả bài báo đã cho rằng, vì thiếu định hướng khoa học mà người nông dân “trăm hay không bằng tay quen”, tự sản xuất manh mún đã khiến các sản phẩm khó có thể trở thành thương hiệu.


Related news

Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Friday. November 27th, 2015
Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.

Friday. November 27th, 2015
Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

Friday. November 27th, 2015
Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường

Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.

Friday. November 27th, 2015
Giá táo ngon còn 1.000 đồng/kg, dân chặt cho ăn Giá táo ngon còn 1.000 đồng/kg, dân chặt cho ăn

Hàng chục hecta trồng táo bị chặt lấy những cành nặng trĩu trái để cung cấp cho các trang trại trong tỉnh làm thức ăn cho đàn gia súc có sừng, do giá táo chỉ còn 1.000 đồng/kg

Friday. November 27th, 2015