Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vị ngọt từ niên vụ mía 2015 2016 ở Trà Vinh

Vị ngọt từ niên vụ mía 2015 2016 ở Trà Vinh
Ngày đăng: 14/11/2015

Điều phấn khởi của người trồng mía ở Trà Vinh năm nay là khởi đầu vụ mía khá thuận lợi, từ giá cả đến chất lượng và năng suất. Nên có thể nói người trồng mía ở Trà Vinh năm nay đã có một niên vụ mía trúng mùa, trúng giá.

Thu hoạch mía ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú

Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cây mía được người dân của 2 huyện Trà Cú và Tiểu Cần xem là cây chủ lực.

Từ khi có nhà máy đường, công suất 1.500 tấn mía cây/ngày của Tổng Công ty Mía đường I chuyển về địa phương tại xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, cây mía ở địa phương đã bắt đầu phát triển mạnh ở những vùng lân cận nhà máy.

Qua khảo sát vụ mía năm nay, năng suất cây mía có thể đạt bình quân từ 100 đến 120 tấn/ha; các hộ sử dụng giống mía mới đạt từ 140 tấn đến 170 tấn/ha.

Đặc biệt là, ngay từ đầu vụ mía năm nay, người trồng mía đã rất phấn khởi do giá mía đang đứng ở mức cao 1.030.000 đồng/tấn mía nguyên liệu, cao gấp 3 so với các vụ mía năm trước, không còn cảnh người trồng mía phải thấp thỏm lo âu, sợ không bán được miá, hiện nay thương lái ở các nơi đổ xô về tranh mua, nhiều hộ trồng mía thấy giá cả có lợi đã không ngần ngại bán miá non, để thu lợi.

Theo tính toán cuả các hộ trồng mía thì vụ mía năm nay nông dân trồng các giống mía mới và bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật thì năng suất có thể đạt 17 tấn mía cây/công, tính ra giá thành một kg mía cây chỉ khoảng 180 đồng, với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí người trồng mía có lời từ 30 đến 50 triệu đồng/ha.

Anh Thạch Vũ, ấp Mộc Anh, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú cho biết, vụ mía năm nay gia đình anh trồng 3 công mía giống ROC 22, hiện đang thu hoạch cho năng suất 17 tấn/công, với giá mía hiện nay là 1.030.000 đồng/tấn, gia đình thu vào hơn 30 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí.

Anh cho biết: “Tôi trồng mía cũng lâu rồi, tôi thấy vụ mía năm nay giá khá cao tôi rất phấn khởi, trong thời gian trồng mía nhà tôi không bị sâu bệnh gì gây hại, năm nay tôi rất vui”.

Để cho người trồng mía an tâm sản xuất bước vào vụ mía năm nay, Công ty mía đường đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị nâng công suất lên 2.000 đến 2.500 tấn mía cây/ngày, với tổng số vốn đầu tư hơn 10 tỉ đồng và ký kết hợp đồng bao tiêu hơn 3.000 ha mía cho nông dân trong tỉnh và thu mua theo giá thị trường tuỳ thời điểm.

Đối với các hộ ký kết hợp đồng bao tiêu nhà máy đầu tư giống, phân bón, công, chăm sóc… bình quân mỗi ha trồng mới được đầu tư bằng 15 triệu đồng và chăm sóc là 10 triệu đồng/ha.

Tổng số vốn đầu tư gần 30 tỉ đồng và cam kết công ty sẽ mua hết mía nguyên liệu theo thoả thuận trong hợp đồng.

Từ những vấn đề trên cho thấy, muốn cho cây mía ở Trà Vinh phát triển một cách bền vững, trước mắt là phải tìm một giải pháp hài hoà giữa người trồng mía và nhà máy chế biến đường.

Đối với người trồng mía thì không thể ngồi chờ giá mía lên cao, mà nên thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, mạnh dạn loại bỏ những giống mía cũ của địa phương, thay thế bằng giống mía mới cho năng suất, chữ đường cao, đã qua trồng thử nghiệm, thích nghi với điều kiện đất đai ở địa phương, xây dựng vùng chuyên canh để mở rộng diện tích mía lưu gốc.

Riêng về phía công ty mía đường ngoài việc tiếp tục mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết với người trồng mía như hỗ trợ giống, vốn, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, Công ty còn kết hợp với ngành Nông nghiệp địa phương tạo điều kiện cho nông dân thay đổi cơ cấu giống bằng các giống mía mới.

Một vấn đề khác hiện đang được địa phương và công ty quan tâm là trồng mía rải vụ.

Đây là một giải pháp mang tính chiến lược trong việc phát triển cây mía ở Trà Vinh một cách bền vững.

Trước đây thời vụ thu hoạch mía ở tỉnh chỉ diễn ra trong khoảng 4 đến 5 tháng (từ giữa tháng 11 đến tháng 2 năm sau).

Nên thường xảy ra tình trạng thừa nguyên liệu từ đầu vụ đến giữa vụ nhưng lại thiếu nguyên liệu ở cuối vụ, gây bất lợi cho người trồng mía và nhà máy.

Do đó, Công ty kết hợp với ngành Nông nghiệp tỉnh đang thực hiện khảo nghiệm trồng mía rải vụ và quy hoạch bố trí lại thời vụ trồng từng loại giống mía ngắn ngày, dài ngày, theo từng tiểu vùng gắn với việc quy hoạch mía với nhu cầu nguyên liệu sản xuất của nhà máy theo từng thời gian, phấn đấu kéo dài thời gian thu hoạch mía và hoạt động của nhà máy từ 4 đến 5 tháng lên 9 tháng trong năm.

Nếu các vấn đề trên được giải quyết và có sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa Nhà máy đường, ngành Nông nghiệp và người nông dân, thì Trà Vinh sẽ có niềm vui trúng mùa, trúng giá như vụ mía 2015 – 2016 này.

Thu hoạch mía ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú

Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cây mía được người dân của 2 huyện Trà Cú và Tiểu Cần xem là cây chủ lực.

Từ khi có nhà máy đường, công suất 1.500 tấn mía cây/ngày của Tổng Công ty Mía đường I chuyển về địa phương tại xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, cây mía ở địa phương đã bắt đầu phát triển mạnh ở những vùng lân cận nhà máy.

Qua khảo sát vụ mía năm nay, năng suất cây mía có thể đạt bình quân từ 100 đến 120 tấn/ha; các hộ sử dụng giống mía mới đạt từ 140 tấn đến 170 tấn/ha.

Đặc biệt là, ngay từ đầu vụ mía năm nay, người trồng mía đã rất phấn khởi do giá mía đang đứng ở mức cao 1.030.000 đồng/tấn mía nguyên liệu, cao gấp 3 so với các vụ mía năm trước, không còn cảnh người trồng mía phải thấp thỏm lo âu, sợ không bán được miá, hiện nay thương lái ở các nơi đổ xô về tranh mua, nhiều hộ trồng mía thấy giá cả có lợi đã không ngần ngại bán miá non, để thu lợi.

Theo tính toán cuả các hộ trồng mía thì vụ mía năm nay nông dân trồng các giống mía mới và bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật thì năng suất có thể đạt 17 tấn mía cây/công, tính ra giá thành một kg mía cây chỉ khoảng 180 đồng, với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí người trồng mía có lời từ 30 đến 50 triệu đồng/ha.

Anh Thạch Vũ, ấp Mộc Anh, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú cho biết, vụ mía năm nay gia đình anh trồng 3 công mía giống ROC 22, hiện đang thu hoạch cho năng suất 17 tấn/công, với giá mía hiện nay là 1.030.000 đồng/tấn, gia đình thu vào hơn 30 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí.

Anh cho biết: “Tôi trồng mía cũng lâu rồi, tôi thấy vụ mía năm nay giá khá cao tôi rất phấn khởi, trong thời gian trồng mía nhà tôi không bị sâu bệnh gì gây hại, năm nay tôi rất vui”.

Để cho người trồng mía an tâm sản xuất bước vào vụ mía năm nay, Công ty mía đường đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị nâng công suất lên 2.000 đến 2.500 tấn mía cây/ngày, với tổng số vốn đầu tư hơn 10 tỉ đồng và ký kết hợp đồng bao tiêu hơn 3.000 ha mía cho nông dân trong tỉnh và thu mua theo giá thị trường tuỳ thời điểm.

Đối với các hộ ký kết hợp đồng bao tiêu nhà máy đầu tư giống, phân bón, công, chăm sóc… bình quân mỗi ha trồng mới được đầu tư bằng 15 triệu đồng và chăm sóc là 10 triệu đồng/ha.

Tổng số vốn đầu tư gần 30 tỉ đồng và cam kết công ty sẽ mua hết mía nguyên liệu theo thoả thuận trong hợp đồng.

Từ những vấn đề trên cho thấy, muốn cho cây mía ở Trà Vinh phát triển một cách bền vững, trước mắt là phải tìm một giải pháp hài hoà giữa người trồng mía và nhà máy chế biến đường.

Đối với người trồng mía thì không thể ngồi chờ giá mía lên cao, mà nên thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, mạnh dạn loại bỏ những giống mía cũ của địa phương, thay thế bằng giống mía mới cho năng suất, chữ đường cao, đã qua trồng thử nghiệm, thích nghi với điều kiện đất đai ở địa phương, xây dựng vùng chuyên canh để mở rộng diện tích mía lưu gốc.

Riêng về phía công ty mía đường ngoài việc tiếp tục mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết với người trồng mía như hỗ trợ giống, vốn, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, Công ty còn kết hợp với ngành Nông nghiệp địa phương tạo điều kiện cho nông dân thay đổi cơ cấu giống bằng các giống mía mới.

Một vấn đề khác hiện đang được địa phương và công ty quan tâm là trồng mía rải vụ.

Đây là một giải pháp mang tính chiến lược trong việc phát triển cây mía ở Trà Vinh một cách bền vững.

Trước đây thời vụ thu hoạch mía ở tỉnh chỉ diễn ra trong khoảng 4 đến 5 tháng (từ giữa tháng 11 đến tháng 2 năm sau).

Nên thường xảy ra tình trạng thừa nguyên liệu từ đầu vụ đến giữa vụ nhưng lại thiếu nguyên liệu ở cuối vụ, gây bất lợi cho người trồng mía và nhà máy.

Do đó, Công ty kết hợp với ngành Nông nghiệp tỉnh đang thực hiện khảo nghiệm trồng mía rải vụ và quy hoạch bố trí lại thời vụ trồng từng loại giống mía ngắn ngày, dài ngày, theo từng tiểu vùng gắn với việc quy hoạch mía với nhu cầu nguyên liệu sản xuất của nhà máy theo từng thời gian, phấn đấu kéo dài thời gian thu hoạch mía và hoạt động của nhà máy từ 4 đến 5 tháng lên 9 tháng trong năm.

Nếu các vấn đề trên được giải quyết và có sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa Nhà máy đường, ngành Nông nghiệp và người nông dân, thì Trà Vinh sẽ có niềm vui trúng mùa, trúng giá như vụ mía 2015 – 2016 này.


Có thể bạn quan tâm

Chi 3 Tỉ Đô La Mỹ Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Chi 3 Tỉ Đô La Mỹ Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi

Hiện, việc thị trường thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp này chiếm phần lớn thị phần và có khả năng điều khiển thị trường, có thể gây tổng thiệt hại xã hội hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm theo tính toán.

14/01/2015
Sản Phẩm VietGAP Vẫn Khó Đầu Ra Sản Phẩm VietGAP Vẫn Khó Đầu Ra

Hàng loạt thông tin về sản phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khiến người tiêu dùng luôn lo lắng, muốn tìm kiếm sản phẩm sạch. Nhưng nghịch lý trên thị trường là sản phẩm VietGAP (sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) sản lượng ít, nhu cầu cao, nhưng lại khó tiêu thụ...

14/01/2015
Chuyện Vui Ở Chợ Trâu Cán Cấu Chuyện Vui Ở Chợ Trâu Cán Cấu

Chợ trâu Cán Cấu (Si Ma Cai - Lào Cai) từ lâu đã là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. Có người còn gọi vui đây là “sàn giao dịch” trâu, bởi mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần (Hà Giang) tụ hội về đây. Đến thăm phiên chợ độc đáo này, chúng tôi “mắt thấy, tai nghe” nhiều mẩu chuyện vui.

14/01/2015
Nhiều Thách Thức Cho Ngành Chăn Nuôi Khi Việt Nam Gia Nhập TPP Nhiều Thách Thức Cho Ngành Chăn Nuôi Khi Việt Nam Gia Nhập TPP

Năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh… là những hạn chế của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Nếu không khắc phục những tồn tại này, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Trong đó, dự kiến, thuế suất nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu bằng 0%.

14/01/2015
Tăng Thu Nhập Nhờ Trồng Cỏ Voi Nuôi Bò Tăng Thu Nhập Nhờ Trồng Cỏ Voi Nuôi Bò

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.

14/01/2015