Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vị Đắng Mía Đường

Vị Đắng Mía Đường
Ngày đăng: 22/10/2014

Dù đã được cảnh báo từ lâu nhưng đến nay, ngành mía đường Việt Nam vẫn tiếp tục loay hoay với “phương trình”: Đường nội giá cao, cung thừa và đường nhập lậu giá rẻ.

Nếu không tìm ra “lời giải”thì trong năm 2015, ngành mía đường Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ “chết lâm sàng”.

“Vật vã” vì cây mía

Dù đã bước vào niên vụ sản xuất mía đường chính vụ, nhưng không khí tranh thu mua nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL năm nay không tái diễn. Hiện tượng này được đánh giá là khá “lạ”, bởi 15 năm qua, các nhà máy đường ở khu vực luôn trong cảnh tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu khi vào vụ. Năm nay, phải đến giữa tháng 10, các nhà máy đường mới bắt đầu vào vụ, trong khi đó, vụ mía đường chính hàng năm mở màn từ tháng 9.

Theo khảo sát của các công ty mía đường, vùng mía nguyên liệu ở ĐBSCL đã có sự chuyển biến mạnh trong việc nâng cao chất lượng. Đa số nông dân thay đổi giống mía mới nên năng suất và trữ đường đều đạt cao hơn mấy năm trước.

Ông Phạm Quang Vinh, Giám đốc Nhà máy Đường Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết: Năm nay khi nhà máy vào vụ, lượng đường cũ vẫn còn tồn kho 5.000 tấn. Từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10, sau hơn 2 tuần hai nhà máy sản xuất ra thêm 6.000 tấn. Trong khi phải cạnh tranh với đường nhập lậu, nhà máy hạ giá bán buôn nhưng chỉ bán ra được 2.000 tấn.

Ngành mía đường: Thập diện mai phục

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay, tính đến hết tháng 9-2014, lượng đường tồn kho cả nước vượt qua con số 350.000 tấn, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, dù diện tích trồng mía giảm nhưng ước tính sẽ đạt sản lượng 1,6 triệu tấn đường trong niên vụ 2014 - 2015.

Hiệp hội Mía đường cho rằng, dù con số trên giảm thì doanh nghiệp ngành chế biến mía đường vẫn sẽ lỗ nặng khi tình trạng buôn lậu đường vẫn tràn lan trên các tuyến biên giới. Theo dự đoán, tình hình tiêu thụ đường trong thời gian tới cũng chưa có gì sáng hơn bởi tình trạng “cung vượt cầu”. Đó là chưa tính tới lượng đường nhập lậu qua biên giới từ Campuchia và Lào. Trong khi đó hiện thời giá đường thế giới chỉ ở mức 420 USD/tấn.

Lý giải nguyên nhân đường trong nước giá cao, một chuyên gia cho hay, cây mía Việt Nam có trữ đường thấp khiến năng suất thấp. Trong khi đó, hiện nay giá thành sản xuất mía trên thế giới thấp. Đơn cử như các nhà máy đường ở Thái Lan thu mua (tính theo VND) khoảng 600 đồng/kg sản xuất vẫn có lãi. Trong khi đó, ở nước ta các nhà máy mua mía 880 đồng/kg, cao hơn Thái Lan 280 đồng/kg, tính ra giá thành đường khoảng 12.200 đồng/kg. Còn đường Thái vận chuyển bán qua biên giới Tây Nam giá cũng chỉ 11.600 đồng/kg.

Khó khăn đối với ngành mía đường sẽ càng chồng chất khi theo lộ trình hội nhập AFTA đến năm 2015 thuế suất ngành đường trong khối ASEAN sẽ không còn, đường bán vào nước ta không thể xem là đường nhập lậu. Ngoài các doanh nghiệp đang “ngắc ngoải” thì người trồng mía cũng lao đao theo. Giá bán buôn tại các nhà máy khoảng 12.000 - 13.000 đồng/kg kéo theo giá thu mua mía nguyên liệu cho người nông dân cũng khó có thể cao. Giá thu mua vào giữa tháng 10 được 870 đồng/kg.

Đứng trước khó khăn chồng chất nhưng ngành mía đường hiện vẫn loay hoay tìm lối ra. Trong nước thì thừa cung, không “đấu” được với đường nhập lậu. Muốn xuất khẩu thì giá cao, năng suất thấp, chất lượng trung bình. Nhiều khả năng, sản phẩm đường Việt Nam sẽ trở thành “đặc sản” khi người tiêu dùng chỉ dùng đường ngoại.


Có thể bạn quan tâm

Năm 2020 Đô Lương phấn đấu thu nhập 72 triệu đồng/người/năm Năm 2020 Đô Lương phấn đấu thu nhập 72 triệu đồng/người/năm

Có dịp về thăm Đô Lương (Nghệ An), ai cũng dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt nhất là hệ thống giao thông từ trung tâm huyện đến các xã vùng chiêm trũng hay đồi núi đều được trải nhựa, đổ bê tông phẳng lì, không ai nghĩ đây từng là huyện thuần nông nghèo khó ngày nào.

16/11/2015
Chủ động phòng chống hạn vụ đông xuân Chủ động phòng chống hạn vụ đông xuân

UBND TP.Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 13 về việc tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, đối phó với hiện tượng El Nino trên địa bàn thành phố.

16/11/2015
Mô hình trồng lúa 3 giảm 3 tăng thích ứng biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả cao Mô hình trồng lúa 3 giảm 3 tăng thích ứng biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả cao

Không chỉ nổi tiếng là vùng có sản lượng lúa chất lượng cao lớn, tỉnh Sóc Trăng còn có những mô hình giúp cho nhà nông tiếp cận được kỹ thuật mới, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, tiêu biểu là mô hình áp dụng “3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI.

16/11/2015
Xã nuôi rắn sắp về đích nông thôn mới Xã nuôi rắn sắp về đích nông thôn mới

Với 700 hộ nuôi rắn truyền thống đảm bảo được thu nhập khá, nhiều người dân xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM). Dự kiến, cuối năm 2015 này, xã Vĩnh Sơn sẽ hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí NTM.

16/11/2015
Tuyên chiến với chất cấm trong chăn nuôi Tuyên chiến với chất cấm trong chăn nuôi

Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, để kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi, vấn đề quan trọng nhất là phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, trong đó Hà Nội phải đi đầu.

16/11/2015