Mùa Măng Núi Cấm

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.
Thời gian qua, bà con Sơn dân Núi Cấm đã tận dụng đất rừng để cải thiện đời sống, phát triển kinh tế gia đình. Trồng xen cây ăn trái và các loại rau, củ chịu hạn cao dưới tán rừng là giải pháp hiệu quả nhất ở vùng Núi Cấm.
Hộ ông Nguyễn Văn Son ở ấp Vồ Đầu, xã An Hảo có diện tích 1,8ha đất rừng trên Núi Cấm. Rừng cây của ông trồng từ năm 1990 và trồng dậm năm 1992 với các loại Keo và Tràm.
Khi cây rừng đã bén đất và bắt đầu phát triển thì ông trồng xen giống tre Mạnh Tông, loại tre ăn măng nổi tiếng ở vùng Núi Cấm để lấy ngắn nuôi dài. Mười năm qua, gia đình ông sống chủ yếu là nhờ thu hoạch măng từ 1.000 bụi tre Mạnh Tông.
Cứ vào đầu tháng năm âm lịch hàng năm, khi có vài đám mưa lớn thì gia đình ông bắt đầu có thu hoạch măng. Đầu mùa, khoảng 4-5 ngày, gia đình thu hoạch được một đợt măng từ 400-500kg. Thời điểm có mưa nhiều, khoảng tháng 6 âl thì thu hoạch đến 1 tấn/ đợt và lúc rộ khoảng tháng 7 - 8 âl thu hoạch được khoảng 2 tấn mỗi đợt. Ước tính bình quân mỗi vụ thu hoạch măng từ tháng 5 đến tháng 10 âl, gia đình ông Son có thu nhập từ 150-200 triệu đồng.
Giá thị trường măng tươi tại vùng Núi Cấm cũng thường giảm dần theo mùa vụ thu hoạch. Đầu mùa mưa khoảng tháng 4-5 âl thường có giá khoảng 20.000đ/kg măng tươi do số lượng măng rất ít. Thời điểm hiện tại, măng có nhiều nhưng vẫn còn cầm giá khoảng 6000-7.000đ/ kg.
Lúc thu hoạch rộ vào cuối tháng 7 âl thì rớt xuống rất thấp, chỉ còn khoảng 3000-4000đ/kg do cung vượt cầu. Thời điểm này, các chủ vựa thu mua măng tươi chuyển sang làm măng chua để dự trữ bán lại vào những tháng hết mùa măng.
Tại khu vực dưới chân núi xã An Hảo hiện có 2 vựa lớn và 4 vựa nhỏ thu mua măng tươi. Điển hình như vựa Đen – Thảo thu mua khoảng 10 tấn măng mỗi ngày. Thời điểm này, giá măng tươi do các vựa thu vào luôn biến động theo hướng giảm dần, cứ 1-2 ngày giá giảm khoảng 500đ/kg.
Các vựa thu mua măng tươi nguyên mục và sau đó cắt gọt phần gốc tận dụng làm dưa chua, còn phần non giao cho thương lái chuyển đi bán sĩ ở các nơi trong và ngoài tỉnh.
Nếu biết tận dụng và khai thác tốt diện tích đất rừng khu vực Núi Cấm thì người dân ở đây có thể trồng xen rất nhiều loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao.
Trồng tre lấy măng luôn là ưu thế của vùng này, bởi vì mùa măng thường kéo dài, giúp người dân có thu nhập cao mà không phải tốn kém nhiều chi phí đầu tư so với các loại cây trồng khác. Cây tre Mạnh Tông lại có sức sống mãnh liệt, phù hợp trồng dưới tán rừng và là cây chịu hạn cao.
Một ha đất rừng có thể trồng xen được 1.000 bụi tre lấy măng. Khi tre phát triển mạnh sau vài năm có thể cho năng suất rất cao, khoảng 80 -100 tấn/ha mỗi vụ trong năm. Tiềm năng phát triển diện tích trồng tre dưới tán rừng lấy măng ở khu vực Núi Cấm còn rất lớn, khả năng có thể cung ứng cho thị trường hàng triệu tấn măng tươi mỗi năm.
Nếu như có sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, hoặc đầu tư nhà máy chế biến tại chỗ thì sản phẩm măng tre của Sơn Dân sẽ có điều kiện vươn xa hơn đến các kênh tiêu thụ, đến người tiêu dùng một sản phẩm đặc thù cho hiệu quả kinh tế cao ở vùng Núi Cấm.
Có thể bạn quan tâm

Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) vừa thông báo gỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản, cho phép thêm một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.

Nhiều nông dân ở Đức Phú (Tánh Linh) đã và đang lấy cao su làm cây leo để trồng tiêu, chờ ngày mủ cao su được giá trở lại. Việc làm này không chỉ cứu được hàng trăm ha cao su thay vì chặt như một số nơi, còn mở ra một phương pháp xen canh khá hợp lý.

Theo báo cáo của Hội Nông dân TP. Mỹ Tho, trong năm 2013, toàn thành phố đã bình chọn được 4.587 hộ nông dân sản xuất - kinh doanh (XSKD) giỏi 3 cấp, trong đó có 400 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh.

Xử lý ra hoa đậu quả trái vụ tạo được giá trị lợi nhuận cao luôn là mục tiêu nhiều nhà vườn mong muốn đạt đến, nhằm phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai,nguồn nước và kinh nghiệm trong sản xuất.

Chưa có xã nào ở Bình Thuận lại có số người đến nhập cư đông như Đa Mi, toàn xã hiện có 1.134 hộ là người của 57 tỉnh, thành đến lập nghiệp. Điều đặc biệt là những hộ từ xa đến Đa Mi đều có khát vọng làm giàu và họ thực sự đang giàu lên từng ngày…