Home / Cá nước ngọt / Cá rô đồng

Về Sáng Kiến Nuôi Thâm Canh Cá Rô Đồng Trong Ao, Sử Dụng Hợp Lý Thức Ăn

Về Sáng Kiến Nuôi Thâm Canh Cá Rô Đồng Trong Ao, Sử Dụng Hợp Lý Thức Ăn
Publish date: Saturday. March 8th, 2014

Cá rô đồng là loài thuỷ sản nước ngọt rất phổ biến trong ao, hồ, đầm lầy, sông, ngòi, đồng ruộng ngập nước tự nhiên; là nguồn thực phẩm ưa thích của nhiều người.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là đối với khách du lịch mỗi khi đến Ninh Bình, đối tượng thuỷ sản này đã được đưa vào nuôi thả với các hình thức khác nhau: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến… Thực tế cũng cho thấy, nuôi theo phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến không cho phép thả mật độ cao, nên năng suất và sản lượng cá thấp.

Nuôi theo phương pháp thâm canh, thả với mật độ cao, sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp chi phí sẽ lớn và hiệu quả kinh tế không cao. Đặc điểm chung của cá rô đồng là sức chịu đựng tốt, phàm ăn, lớn nhanh…, nhưng nếu nuôi không hợp lý sẽ cho năng suất, hiệu quả kinh tế thấp.

Khắc phục tình trạng này, kỹ sư Trần Văn Bách (Chi cục Thuỷ sản - Sở Nông nghiệp & PTNT) đã có sáng kiến: Nuôi thâm canh cá rô đồng trong ao, sử dụng hợp lý thức ăn công nghiệp và tự chế. Trong các năm 2008, 2009, sáng kiến đã được triển khai thực hiện tại xóm 2 (Khánh Thành, Yên Khánh), thị trấn Me (Gia Viễn) với việc kết hợp sử dụng 2 loại thức ăn: 70% từ những sản phẩm nông nghiệp (cám, ngô, bột đậu nành, cá tạp, ốc bươu vàng…); 30% là thức ăn công nghiệp. Ao nuôi có diện tích từ 500 - 1.000 m2; mật độ thả 25 - 30 con/m2, cỡ giống thả 2,5 - 3 cm/con; mực nước ao nuôi 1,5 - 2 m; thời gian thả vào tháng 3 và thu hoạch vào tháng 8.

Về chế độ chăm sóc: Thời gian đầu khi cá còn nhỏ, cho ăn kết hợp thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 30 - 35% và bột đậu tương nghiền nhỏ. Giai đoạn cá được 2 - 3 tháng, cho ăn chủ yếu bằng thức ăn tự chế với thành phần chính là cám gạo, bột ngô, cá tạp, ốc bươu vàng… nấu chín.

Ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Thường xuyên theo dõi, quản lý môi trường ao, để có biện pháp xử lý kịp thời, mỗi tháng bổ sung nước vào ao từ 2 - 3 lần.

Qua theo dõi cho thấy: Việc nuôi thả thuỷ sản thì chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong chi phí cho sản xuất và là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế.

Năng suất, sản lượng cá vẫn ngang bằng so với điểm ao nuôi sử dụng 100% thức ăn công nghiệp (ao nuôi đối chứng), song chi phí cho thức ăn nuôi giảm từ 36 - 42%; tổng số tiền làm lợi khoảng 140 triệu đồng/ha, so với đối chứng.

Vốn đầu tư không cao, kỹ thuật không phức tạp, dễ vận dụng và ứng dụng nhanh ra diện rộng. Sản phẩm sạch, không độc hại, đảm bảo an toàn vệ sinh thuỷ sản; tạo công việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.

Ông Nguyễn Đình Nguyên ở thị trấn Me (Gia Viễn) đã áp dụng sáng kiến nuôi cá rô đồng trong ao nhà diện tích 1.000 m2. Kết quả thu hoạch được khoảng 1,5 tấn; lợi nhuận đạt 15 triệu đồng, tương đương 150 triệu đồng/ha.

Với những kết quả và hiệu quả như vậy, nên đề tài đã được hội đồng KHKT tỉnh công nhận là sáng kiến cấp tỉnh.


Related news

Phương Thức Nuôi Cá Rô Đồng Phương Thức Nuôi Cá Rô Đồng

I. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ RÔ ĐỒNG Cá Rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (Khoa và Hương, 1993; Rainboth, 1996; Long và ctv, 1998; Khánh, 1999). Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá rô đồng rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Khoa và Hương, 1993).

Saturday. November 23rd, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Sinh Sản Nhân Tạo Cá Rô Đồng Kỹ Thuật Nuôi Sinh Sản Nhân Tạo Cá Rô Đồng

1. Chọn cá làm đàn bố mẹ : Cá bố mẹ có thể được chọn từ cá thương phẩm từ vụ trước, muốn làm cá bố mẹ thì cá ít nhất cũng từ 10 – 12 tháng tuổi. Cá được chọn phải khỏe mạnh, không trầy xước, dị hình, trọng lượng tối thiểu là 50 gr/con.

Saturday. November 23rd, 2013
Kỹ Thuật Chọn Giống Cá Rô Đồng Kỹ Thuật Chọn Giống Cá Rô Đồng

Hiện nay, các hộ nuôi cá rô đồng ở vùng Đồng Tháp Mười đã dần dần khắc phục vấn đề cốt lõi trong quá trình nuôi, là đã tự sản xuất được con giống.

Tuesday. February 18th, 2014
Những Lưu Ý Khi Nuôi Cá Rô Đồng Những Lưu Ý Khi Nuôi Cá Rô Đồng

Cá rô đồng nuôi theo hướng công nghiệp là một mô hình được nhiều hộ gia đình thuộc khu vực ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng áp dụng. Vì loại hình vật nuôi này thường mang lại nguồn lợi nhuận khá cao và rủi ro về dịch bệnh không lớn. Nếu người nuôi am tường về con giống, áp dụng tốt kỹ thuật nuôi cũng như quy luật cung cầu cá thịt.

Saturday. March 15th, 2014
Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Bà Lại Thị Thương, sinh năm 1950, ngụ tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp thành công.

Friday. February 28th, 2014