Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Về Rốn Lũ Săn Cá Đồng

Về Rốn Lũ Săn Cá Đồng
Ngày đăng: 16/10/2014

Nằm giữa vùng Đồng Tháp Mười trù phú, nổi tiếng xa gần với các đặc sản mùa nước nổi, chợ cá đồng Trường Xuân, huyện Tháp Mười là một địa điểm thú vị không những thu hút cư dân bản địa mà đây còn là điểm đến hấp dẫn đối với những ai có ý định săn đặc sản đồng quê vào mùa nước ở Đồng Tháp.

Chợ Trường Xuân có vị trí khá thuận lợi, ở nơi giao nhau giữa đường ĐT 844 và ĐT 845, là nút giao thông đường thủy tập hợp bởi 4 con kênh gồm kênh Phước Xuyên, kênh Dương Văn Dương (đi Long An), kinh Tư Mới (đi Tiền Giang) và kinh Long An (đi Tam Nông).

Nằm ở vùng “rốn lũ” của vùng Đồng Tháp Mười có nhiều tôm cá nên từ lâu nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng cho dân đánh bắt cá và thu mua cá đồng từ khắp nơi về mưu sinh, nhất là vào mùa nước nổi.

Chợ cá đồng Trường Xuân hoạt động kinh doanh quanh năm nhưng thời điểm sôi động nhất là khi mùa lũ tràn về. Điểm đặc biệt của chợ cá Trường Xuân khi mùa lũ về là chợ nhóm hợp cả ngày lẫn đêm, buổi tối bắt đầu từ 1 giờ khuya đến khoảng 7 giờ sáng rồi thưa dần, sau đó đến khoảng 2 giờ chiều chợ nhóm lại và nhộn nhịp đến 6 giờ tối.

Chợ nhóm khuya chủ yếu là mua bán mặt hàng cá linh. Cá linh được ngư dân chuyển đến các vựa cá, rồi sau đó các chủ vựa chuyển lên xe tải đến các chợ đầu mối phân phối cho bạn hàng kịp buổi chợ sáng. Riêng các loại cá khác thì được thu mua lúc chợ chiều.

Chợ cá đồng Trường Xuân không những nổi tiếng về sự đa dạng chủng loại, mà sản lượng cũng thuộc dạng “khủng” khó chợ nào ở miền Tây sánh kịp. Trung bình khoảng 30 vựa cá lớn nhỏ của chợ Trường Xuân có thể xuất bán 5 – 6 tấn cá, tôm các loại/ngày.

Nhờ tập trung được sản lượng lớn nên so với nhiều chợ khác thì giá cá, tôm, cua đồng ở chợ Trường Xuân khá mềm. Vì vậy, chợ cá đồng Trường Xuân đã thu hút được thương lái từ nhiều địa bàn đến hoạt động mua bán, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Những năm gần đây, nhờ có các máy ôxi mà cá của vùng Đồng Tháp Mười không những được vận chuyển đến các tỉnh lân cận trong khu vực mà ngay cả TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... cá đồng miền Tây tươi ngon cũng có mặt.

Ngoài nổi tiếng với các đặc sản cá đồng tươi ngon như cá: lóc, trê, rô, sặc, trèn, cá linh, cá heo, cá chạch... thì chợ Trường Xuân còn là địa điểm tập kết của các loại đặc sản đồng quê mùa nước nổi như: chuột, rắn, ếch, cua đồng...

Trung bình 1 ngày chợ xuất đi trên 1 tấn cua đồng các loại đến các tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh... Năm nay, giá cua đồng cũng tương đối cao so với năm trước, trung bình từ 9 - 10 ngàn đồng/kg. Vì vậy, thu nhập của bà con ngư dân tăng thêm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều bà con, năm nay lũ về không lớn như mọi năm nên sản lượng cá cũng giảm hẳn. Anh Huỳnh Văn Lớn ngụ xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An tâm sự: “Năm nay, nước không lớn nên cá cũng ít. Nhưng bù lại, giá cá năm nay cao hơn mọi năm nên cũng kiếm sống được”.

Ngư dân ở đây không chỉ là người dân bản địa mà là sự hòa hợp của cư dân từ nhiều tỉnh đến nơi này hoạt động khai thác đánh bắt cá.

Nhằm tạo điều kiện giúp bà con ngư cụ, ghe xuồng đánh bắt mưu sinh trong mùa lũ, các chủ vựa cá nơi đây đã cho bà con làm nghề câu lưới mượn vốn không tính lãi để mua sắm ngư cụ. Tùy theo nhu cầu của các hộ làm nghề câu lưới mà các chủ vựa cho mượn từ 1 triệu đến 10 triệu đồng, sau đó sẽ trừ dần vào tiền bán cá cho các chủ vựa.

Anh Nguyễn Hùng Cường - chủ vựa cá tại chợ cá Trường Xuân cho biết: “Việc hỗ trợ không những giúp những hộ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện phát triển nghề mà nó còn là hoạt động giúp cho cả đôi bên cùng có lợi. Chúng tôi đầu tư cho những hộ dân có uy tín để có nguồn hàng ổn định”.


Có thể bạn quan tâm

Đập Phá Trại Ong Vì Sợ... Hại Lúa Đập Phá Trại Ong Vì Sợ... Hại Lúa

Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.

02/08/2014
Đầu Đã Xuôi Đầu Đã Xuôi

Cùng khó khăn chung với các huyện khác trong tỉnh và cả nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tủa Chùa năm 2014 gặp nhiều khó khăn: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, dẫn đến thiếu vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở sở hạ tầng; tình trạng di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp...

18/07/2014
Phát Triển Bền Vững Giống Lúa Lai Phát Triển Bền Vững Giống Lúa Lai

Với những đột phá về năng suất, chất lượng và ưu thế nổi bật của lúa lai, sử dụng các giống lúa lai trong sản xuất là ứng dụng thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng của nhân loại. Tại Việt Nam, lúa lai đã được ứng dụng vào sản xuất từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20.

02/08/2014
Tận Dụng Lợi Thế Đất Rừng Để Làm Giàu Tận Dụng Lợi Thế Đất Rừng Để Làm Giàu

Phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh là đồi núi, chỉ phù hợp trồng rừng. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh luôn chú trọng công tác trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh rừng.

18/07/2014
Chàng Kỹ Sư Và Giấc Mơ Thương Hiệu Cá Cảnh Quốc Tế Chàng Kỹ Sư Và Giấc Mơ Thương Hiệu Cá Cảnh Quốc Tế

Nhiều năm đam mê với cá cảnh, kỹ sư công nghệ thông tin Lê Văn Huệ “chinh phục” rất nhiều loài cá cảnh khó tính để cung cấp cho thị trường. Cá cảnh của anh không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước và vùng lãnh thổ như Singapore, Đài Loan…

02/08/2014