Vào TPP dệt may hưởng đa số lợi thế
Trước việc gia nhập AEC và TPP sẽ mở ra cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam, song cũng tạo ra thách thức cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường nhiều nước trong khối
Tại phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng cho biết, nguyên tắc khi tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam yêu cầu các đối tác dành cho Việt Nam một số ưu đãi cốt lõi, đặc biệt là đối với một số mặt hàng chủ lực như dệt may.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, về cơ bản, các nước chấp nhận mở cửa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam có lợi thế, trong đó có dệt may.
Riêng đối với TPP, chủ yếu là Hoa Kỳ yêu cầu đối với một số sản phẩm dệt may khi Hiệp định có hiệu lực phải áp dụng nguyên tắc “từ sợi trở đi”
“Một số mặt hàng khác có thể chấp nhận một thời gian duy trì tình hình như hiện nay, nghĩa là mặt hàng chúng ta chưa sản xuất được thì nhập khẩu từ các nước có thể ngoài TPP được hưởng ưu đãi
Kết quả đàm phán trong dệt may, chúng ta đấu tranh được 184/186 chủng loại hàng hóa dệt may mà không phải áp dụng nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng làm rõ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng cho biết, các nước
chấp nhận mở cửa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa
Việt Nam có lợi thế, trong đó có dệt may
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng thẳng thắn nhận định, quá trình đàm phán cho thấy rằng TPP là thách thức lớn nhưng đồng thời là cơ hội để nâng giá trị sản phẩm dệt may của Việt Nam
“Nếu cứ duy trì tình trạng này Việt Nam sẽ mãi là thị trường gia công, làm thuê cho nước ngoài.
Do vậy, thời gian qua ngành dệt may đã vận động, tăng cường đầu tư và nâng cao chuỗi giá trị
Trong giai đoạn từ 2013-2014, Việt Nam đã thu hút đầu tư vào dệt may đạt 3 tỷ USD”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ rõ.
Về tỷ lệ nội địa hóa liên quan đến ngành dệt may, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, hiện nay vải dệt kim tự lo được khoảng 85%
Đối với vải dệt thoi, tức là vải bình thường mới sản xuất được 1,4 tỷ mét, trong khi nhu cầu 1 năm là 4 tỷ mét (khoảng 30%)
Đối với sợi cơ bản sản xuất đủ cho nhu cầu, thậm chí năm 2014 còn xuất khẩu 2 tỷ USD
Tính bình quân chung, tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may đạt khoảng 50%
So với cách đây 10 năm đã tăng từ 20% lên 50%.
“Để tận dụng cơ hội, trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may sẽ tăng đầu tư vào khâu vải, kể cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài
Bước đi này cũng phù hợp với tình hình thực tế, giúp Việt Nam tận dụng cơ hội từ TPP và giảm thách thức”, Bộ trưởng khẳng định.
Việt Nam đáp ứng được tiêu chí trong hội nhập
Làm rõ hơn các ý kiến của cử tri và các Đại biểu Quốc hội về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải xác nhận, trong quá trình chuẩn bị cho hội nhập ASEAN và hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi văn bản, văn kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đều được chuẩn bị kỹ lưỡng trong nhiều năm.
Mỗi lần như vậy các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội và người dân đều có những thông tin về quá trình này, đồng thời đưa ra Nghị quyết các phiên họp, đưa ra chương trình hành động thực hiện công tác hội nhập từ ASEAN đến WTO, TPP… Trong đó có đề ra các công việc Chính phủ phải làm, các công việc giao cho các Bộ, ngành cũng cùng xây dựng chương trình hành động.
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, khi tham gia đàm phán các Hiệp định, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và cơ quan đều có trao đổi doanh nghiệp và ngành hàng, hiệp hội để đánh giá mặt được, không được và mặt không thuận trong đàm phán
Quan trọng nhất là chỉ đạo, tạo ra lộ trình thích hợp cho các ngành hàng có thách thức lớn để các doanh nghiệp và người dân có thời gian chuẩn bị
“Khi hội nhập, vấn đề đầu tiên là phải sửa đổi văn bản pháp luật để hài hòa
Trong thời gian qua, chúng ta đã mất nhiều thời gian để điều chỉnh chính sách liên quan, luật thuế và biểu thuế để hội nhập
Tham gia ASEAN và WTO, Việt Nam được đánh giá là nước đáp ứng được tiêu chí trong hội nhập”, Phó thủ tướng chỉ rõ.
Đối với các doanh nghiệp, các Bộ, ngành đã thực hiện nhiều hội thảo trao đổi để đưa ra nhận định và giải pháp ứng phó thực hiện
Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại và hội thảo đầu tư để doanh nghiệp làm quen dần trong hội nhập
Trong khi đó, bản thân doanh nghiệp cũng tự xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch của mình để ứng phó, xây dựng hoạt động
“Tuy nhiên, không phải toàn bộ doanh nghiệp đều quan tâm đến hội nhập, vì nhiều doanh nghiệp, ngành hàng không có liên quan nhiều đến hội nhập nên họ chủ quan hơn
Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tăng cường tuyên truyền thông tin hội nhập cho doanh nghiệp”, Phó thủ tướng cho biết.
Lo ngại về sự chuyển dịch lao động trong hội nhập, Phó Thủ tướng cho biết, hiện nay trong đàm phán hội nhập lao động, Việt Nam chưa đưa ra cam kết, chỉ cho phép lao động kỹ thuật cao, không cho phép lao động du lịch.
Phó Thủ tướng cũng khẳng định, lo ngại về hàng hóa khó cạnh tranh, lao động ế ẩm là lo ngại có cơ sở, là thách thức có thể xảy ra
Nhưng từ năm 1995 đến nay xuất khẩu vẫn tăng lên cho thấy khả năng ứng phó có thể chấp nhận được
Trước sức ép về cạnh tranh và hội nhập, Chính phủ và các bộ, ngành phải có giải pháp, chấp nhận có sản phẩm ngành hàng có cạnh tranh, có sản phẩm yếu hơn nên phải có giải pháp hỗ trợ ngành hàng đó.
Có thể bạn quan tâm
Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.
Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Năm nay, theo dự báo sẽ có khá nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao có thể sẽ lên tới gần 40 độ C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao sẽ làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng và sức sản xuất của vật nuôi giảm đáng kể, các loại dịch, bệnh như: tiêu chảy, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng... dễ phát sinh và lây lan. Vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, bị chết do cảm nắng, nhất là đối với những vùng có ổ dịch gia súc, gia cầm cũ, những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, gây thiệt hại cho công tác sản xuất chăn nuôi.
Mận Tam hoa Bắc Hà là loại quả đặc sản của huyện Bắc Hà (Lào Cai) được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Đây là cây trồng xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Bắc Hà, tuy nhiên từ năm 2000, cây mận Tam hoa chưa khẳng định được giá trị kinh tế, giá trị văn hoá du lịch vốn có