Heo Chết La Liệt, Nghi Thức Ăn Có Vấn Đề

Liên tục nhiều ngày qua, đàn heo của khoảng 10 hộ chăn nuôi heo ở xã Bình Khánh Tây, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đột nhiên chết la liệt.
Một hộ dân cho biết sau khi ăn heo có biểu hiện bất tỉnh. Khi giội nước lạnh vào, heo bị co giật sau đó liệt chân hoặc chết. Có sự trùng hợp là những hộ gặp tình trạng này có sử dụng thức ăn chăn nuôi nhãn hiệu LT ở Bình Dương.
Chị Nguyễn Thị Đẹp ở ấp An Lộc Thị, xã An Thạnh, Mỏ Cày Nam cho biết ngày 9-11 chị mua thức ăn LT cho đàn heo 12 con ăn. Ba ngày sau một số con bỗng dưng có dấu hiệu co giật, la hét dữ dội rồi liệt chân không đứng dậy được. Đến hôm sau hai con chết, hai con còn lại đến nay vẫn liệt hai chân sau chưa tự đứng dậy được.
Ông Trần Văn Gia, trưởng trạm thú y huyện Mỏ Cày Nam, cho biết hiện trên toàn địa bàn huyện có hơn 19.600 hộ chăn nuôi với tổng số lượng hơn 250.000 con. Trạm cũng vừa được người dân các xã báo tin heo có biểu hiện tương tự hộ chị Nguyễn Thị Đẹp. Nhân viên thú y trên địa bàn huyện đang tiến hành khảo sát thống kê số lượng heo chết và hỗ trợ Chi cục Thú y tỉnh Bến Tre thu thập mẫu thức ăn, hiện trường chăn nuôi để phân tích tìm nguyên nhân. Chưa có số liệu số hộ và số heo bị chết, liệt chân.
Anh Phương (chủ đại lý bán thức ăn LT ở xã Bình Khánh Tây) cho biết sau khi phát hiện hiện tượng lạ này anh đã báo công ty biết nhưng phía công ty không phản hồi. Đến ngày 16-11, do lượng heo chết quá nhiều nên phía công ty mới ra thông báo thu hồi loại thức ăn nói trên.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình cánh đồng mía mẫu lớn được Nhà máy Đường An Khê bắt đầu triển khai tại 4 huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai vào niên vụ 2012 - 2013. Từ 320 ha thí điểm, đến nay, diện tích mía áp dụng theo mô hình đã lên đến hơn 1.000 ha và không ngừng được nhân rộng bởi hiệu quả rõ rệt mà nó mang lại.

Ngay tại Thủ đô cũng có những vùng trồng nhãn quả to, cùi dày, ngọt lại ra trái mùa. Tuy nhiên, do công tác thông tin, nhiều người dân vẫn chưa biết đến “nhãn trái mùa” hay “nhãn chín muộn” mà còn lầm tưởng là “nhãn Trung Quốc”...
Từ đầu năm đến nay, tôm hùm thương phẩm tại Khánh Hòa đã liên tục giảm giá, từ 1,7 triệu đồng/kg xuống còn 1,2 triệu đồng/kg.

Sản phẩm lốp cao su tái chế của ông Nguyễn Lương Thông (Ý Yên – Nam Định) hiện đã có mặt ở nhiều nước châu Âu, mỗi năm đem về cho gia đình ông trên 12 tỷ đồng. Danh xưng “Vua tái chế cao su” đất Nam Định cũng được hình thành từ đó.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, vậy mà giờ đây, gia đình ông Phạm Văn Thương (SN 1955, ngụ ấp Mỹ Phú Đông, xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã vươn lên khá giả. Nguồn lợi mỗi năm ông Thương thu hơn 1 tỷ đồng.