Vẫn lo an toàn thực phẩm cho nông sản xuất khẩu
Mấy năm qua, các cơ quan chức năng của EU đã phát hiện thấy trong hạt tiêu Việt Nam có dư lượng Carbendazim. Carbendazim là một chuyển hóa chất của Benomyl, được dùng để trị các bệnh như nấm, gỉ sắt… trên cây trồng. Do phát hiện thấy Carbendazim xuất hiện khá phổ biến trong hạt tiêu Việt Nam nên từ đầu năm 2015, EU đã đưa chất này vào danh mục cấm.
Theo đó, từ năm 2015, những lô hàng hạt tiêu có dư lượng Carbendazim sẽ bị cấm NK vào EU. Các thị trường khó tính khác như Nhật Bản, Mỹ, cũng đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng hồ tiêu Việt Nam có dư lượng Carbendazim.
Cuối năm 2010, Hiệp hội Gia vị Nhật Bản đã cảnh báo tới các doanh nghiệp XK tiêu Việt Nam rằng nếu không đảm bảo dư lượng Carbendazim ở dưới ngưỡng mà cơ quan chức năng Nhật Bản cho phép, hạt tiêu Việt Nam sẽ không được NK vào nước này…
Trước những cảnh báo nói trên của các thị trường khó tính, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo nông dân cần hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các thuốc BVTV có chứa hoạt chất Carbendazim. Nhiều doanh nghiệp còn mở các lớp tập huấn cho nông dân trồng tiêu theo quy trình không lạm dụng thuốc BVTV.
Tuy nhiên, trong mấy tháng đầu năm nay, vẫn có nhiều lô hàng tiêu XK của Việt Nam bị trả lại vì cơ quan chức năng của nước NK phát hiện có dư lượng hóa chất. Những lô hàng tiêu có dư lượng và bị trả lại, hầu hết là tiêu xuất thô. Mà hiện nay, tiêu xuất thô lại đang chiếm tới khoảng 85% tổng lượng tiêu XK của Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Mai Oanh, Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, nếu không kiểm soát được dư lượng, tiêu Việt Nam chỉ có thể XK cho các khách hàng dễ tính ở Ấn Độ, Singapore.
Những khách hàng này, họ mua tiêu Việt Nam là để chế biến thành các sản phẩm từ hạt tiêu rồi XK sang các thị trường khác, vì thế họ mới không quan tâm nhiều tới dư lượng do trong quá trình chế biến, dư lượng (nếu có) đã bị loại bỏ khi cái vỏ đen của hạt tiêu được bóc bỏ đi. Do đó, giá hạt tiêu bán thô cho những khách hàng này không thể cao như tiêu đã chế biến sâu.
Ở ngành thủy sản, an toàn thực phẩm ở những lô hàng XK cũng đang là vấn đề nóng. Đây không chỉ là hạn chế của nghề nuôi thủy sản Việt Nam mà còn của các nước XK thủy sản lớn khác, khi mà dịch bệnh vẫn đang hoành hành trên nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là trên con tôm.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã từ chối NK 107 lô hàng tôm do không đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng tới 224% cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, 75% lô hàng tôm bị từ chối NK vào Mỹ là do nhiễm Nitrofuran và dư lượng thuốc thú y. Nước có nhiều lô hàng tôm bị FDA từ chối nhất là Malaysia với 70 lô. Việt Nam cũng có những lô hàng tôm bị FDA từ chối cho NK vào Mỹ.
Ở thị trường Nhật Bản, trong tháng 4 này, đã có thêm 3 cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam bị cơ quan chức năng nước này cảnh báo về dư lượng chất cấm. Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, đã có 11 lô hàng thủy sản Việt Nam bị Nhật Bản cảnh báo về dư lượng chất cấm.
Trong đó, Chloramphenicol và Enrofloxacin là 2 chất phổ biến nhất (5 lô nhiễm Chloramphenicol và 5 lô nhiễm Enrofloxacin). Lô hàng còn lại nhiễm Furazolidone (AOZ).
Có thể bạn quan tâm
Ông Nuyễn Văn Dũng, canh tác 0,9 ha dừa tại ấp Thới Trị, xã Châu Hoà (Giồng Trôm, Bến Tre) cho biết: Hơn một tháng trở lại đây dừa khô nguyên liệu liên tục giảm giá.
Ở tỉnh Đồng Tháp đã xuất hiện nhiều phương thức tích tụ ruộng đất để có hàng trăm ha, đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.
Sáng 3/6, tại Hà Nội, Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Học viện Mekong (Thái Lan) đồng tổ chức Hội thảo “Nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới”.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của VN với 112.494 tấn, chiếm 56% tổng lượng xuất khẩu
Thời điểm này, người nuôi gia cầm đang trong cảnh “một cổ ba tròng”, những cái tròng thít lỏng hay chặt phụ thuộc vào đối tượng vật nuôi.