Vai Trò Ao Lắng Trong Nuôi Tôm

Theo quy trình kỹ thuật cho loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN) thì ao lắng nước là một phần diện tích bắt buộc phải có trước khi thực hiện mô hình này. Song, hiện nay ao lắng không được người nuôi quan tâm, thiết kế. Đây là điều mà các ngành chức năng lo lắng cho sự thành công của vụ nuôi, nhất là trong mùa khô.
Trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng phức tạp, biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng môi trường nước, diện tích NTCN phát triển ồ ạt nhưng không theo quy trình, quy hoạch... đòi hỏi việc sản xuất phải theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.
Theo quy trình kỹ thuật NTCN thì diện tích của ao lắng chiếm từ 20-30% trong tổng diện tích ao nuôi. Với diện tích này thì đa số hộ nuôi tôm không đáp ứng được do diện tích đất hẹp, ao nuôi ít, phần lớn các diện tích mới cải tạo thành ao NTCN từ ao nuôi cá bống tượng, cá chình và vườn tạp. Một phần người nuôi tôm chưa hiểu hết tầm quan trọng của ao lắng nên chưa quan tâm đúng mức.
Ao lắng đóng vai trò quan trọng giúp vụ nuôi thắng lợi.
Nhất là trong thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, tình hình nắng nóng làm nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng cao, môi trường ao nuôi ngày càng diễn biến phức tạp... thì ao lắng sẽ quyết định thành công của vụ nuôi rất cao bởi nó đáp ứng được yêu cầu như cấp nước cho ao nuôi.
Do đó, người nuôi tôm cần tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi tôm là phải có một phần diện tích cho ao lắng để bảo đảm cho vụ nuôi thành công.
Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho rằng, nếu trong ao lắng nuôi cá phi thì lượng mùn bã hữu cơ là nơi chứa các vi khuẩn gây bệnh được cá phi ăn làm cho môi trường nước trong ao lắng tốt hơn. Qua đó, góp phần cho vụ nuôi thành công hơn.
Ao lắng còn là nơi lắng lọc các chất kim loại nặng do các nhà máy chế biến thuỷ sản, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, nhất là khi mưa trái mùa xuất hiện, triều cường dâng. Đặc biệt, đối với sự lây lan mạnh của mầm bệnh thì ao lắng là công cụ đắc lực giải quyết cơ bản những mối nguy hại trên.
Do đó, Sở NN&PTNT đã yêu cầu các địa phương cần tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân, đặc biệt những hộ nuôi tôm ngoài quy hoạch cần tuân thủ đúng kỹ thuật là phải có ao lắng, có ao nuôi và ao xả thải.
Không nên sử dụng ao lắng vào mục đích khác mà chỉ được thả cá nuôi như: cá phi, cá đối, cá măng mà không được thả tôm, cua. Có như vậy mới cắt được sự lây lan của mầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phạm Văn Vũ (SN 1968), ngụ tại ấp Xóm Trại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) là một trong những ND đầu tiên nuôi bò sữa và làm giàu từ vật nuôi này.

Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.

Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.