Vải Thiều Việt Nam Chuẩn Bị Vào Thị Trường Australia
Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Chính phủ Australia đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để sớm đưa trái vải Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này.
Cơ hội cho trái vải
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.
Việc quá phụ thuộc vào một thị trường sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro nhất định cho nền kinh tế nói chung và cho nông dân nói riêng. Do vậy, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xúc tiến xuất khẩu trái vải thiều sang nước thứ ba là hết sức cần thiết. Với nhu cầu khá lớn về hoa quả tươi, Australia là một trong những thị trường trong mục tiêu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Mặc dù có nhu cầu lớn nhưng theo Thương vụ Việt Nam tại thị trường Australia, Australia là một trong những nước có các quy định về kiểm dịch ngặt nghèo nhất trên thế giới. Đến nay, Australia chưa chấp nhận cho nhập khẩu bất cứ một loại trái cây tươi nào của Việt Nam mà mới chuẩn bị thí điểm cho nhập khẩu trái vải.
Để thúc đẩy xuất khẩu trái vải tươi vào thị trường này, trong nhiều năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương nhằm làm việc với Bộ Nông, Lâm và Thủy sản Australia để tiến hành dỡ bỏ hàng rào kỹ thuật đối với trái vải tươi của Việt Nam sang thị trường này.
Theo quy định của phía Australia, trước khi cho phép nhập khẩu, phía Việt Nam phải tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng vải, cơ sở đóng gói, cũng như làm việc với các đơn vị quản lý tại địa phương về các nội dung liên quan đến quản lý dịch hại tại vườn trồng và tiềm năng xuất khẩu sản phẩm.
Đến nay, Australia đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để đưa trái vải Việt Nam vào thị trường này. Dự kiến, đến mùa vải thiều năm 2015, trái vải Việt Nam sẽ được phép chính thức xuất khẩu vào thị trường Australia. Việc đưa trái vải thành công vào thị trường Australia không những giúp đa dạng hóa thị trường cho sản phẩm vải thiều, giúp nông dân tránh tình trạng “được mùa mất giá” mà còn mở ra cơ hội cho một số loại trái cây khác của Việt Nam như thanh long, nhãn, xoài… được xuất khẩu sang thị trường này
Hỗ trợ mạnh cho doanh nghiệp
Để góp phần vào việc đưa trái vải nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Australia ngay sau khi được Chính phủ Australia cấp phép, bà Nguyễn Hoàng Thúy – Đại diện thương mại - Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Thương vụ đang xây dựng Đề án “Nghiên cứu và tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu trái vải Việt Nam sang thị trường Australia” nhằm nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ trái vải của thị trường Australia, nghiên cứu các quy định về kiểm dịch đối với trái vải, kênh phân phối cũng như thị hiếu tiêu dùng để từ đó đưa ra những đề xuất thiết thực, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu trái vải sang thị trường Australia
Đề án sẽ tập trung vào các hoạt động chính như nghiên cứu về tình hình sản xuất, tiêu thụ trái vải của Australia và các quy định về kiểm dịch đối với sản phẩm xuất khẩu vào Australia. Bên cạnh đó đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về trái vải của Việt Nam.
Đồng thời, Thương vụ cũng sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương có liên quan xây dựng một bộ thông tin chuẩn về trái vải Việt Nam, lựa chọn một số vườn quả đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Australia để quảng bá
Để tận dụng tốt nhất vai trò của lực lượng người Việt Nam tại Australia để làm “cầu nối” cho trái vải, trong thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng sẽ phối hợp với Hội doanh nhân Việt kiều Australia tổ chức hội thảo với nội dung “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm trước mắt vận động các doanh nghiệp Việt kiều đưa trái vải Việt Nam tiêu thụ trong hệ thống chợ do người Việt và người Á Đông tại Australia làm chủ, sau đó mở rộng đến người tiêu dùng Australia nói chung.
Về lâu dài, Thương vụ sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp trong nước sang để kết nối giao thương ngay sau khi Australia cho phép nhập khẩu trái vải Việt Nam…
Với những hoạt động này, trái vải Việt Nam đang có khả năng lớn có mặt tại một trong những thị trường không quá lớn nhưng có sức mua tốt nhất thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.
Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.
Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.
Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ với tinh thần chung là sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành cá ngừ, tạo ra liên kết chặt chẽ theo chuỗi giữa các khâu, đảm bảo giá trị kinh tế.
Mức giá hồ tiêu đầu năm 2014 tưởng được coi là kỷ lục với 145 ngàn/kg, nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190 ngàn/kg. Giá tiêu càng hấp dẫn, nhiều nhà vườn càng chạy đua trồng tiêu.