Một Số Hoạt Động Bước Đầu Của Hợp Tác Xã Quýt Hồng Lai Vung
Hợp tác xã (HTX) quýt hồng huyện Lai Vung thành lập vào giữa tháng 3/2014, gồm 19 thành viên là những người có thâm niên và kinh nghiệm trồng quýt hồng ở xã Long Hậu, với tổng diện tích canh tác 15ha.
Mục đích của HTX là sản xuất tạo ra sản phẩm giá thành hạ, có chủ thể đứng ra ký hợp đồng tiêu thụ với đối tác trong và ngoài nước, tránh tình trạng trúng mùa rớt giá, mất mùa được giá; là điều kiện để các nhà vườn liên kết lại với nhau, cùng sản xuất theo một quy trình nhằm tạo ra sản phẩm đồng nhất với số lượng khá lớn đủ để cung ứng cho khách hàng có yêu cầu, đồng thời xây dựng thương hiệu, nhản hiệu, tạo uy tín cho loại trái cây đặc sản này...
Bước đầu HTX đã huy động vốn điều lệ được 150 triệu đồng, cổ phần tối thiểu là 7,5 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng.
Cơ sở vật chất gồm 28 máy bơm nước, các máy móc, thiết bị, công cụ khác, hệ thống kênh mương cống đập, đất đai của từng cá nhân, xã viên tự quản lý và sử dụng. HTX đã tổ chức vận động và hướng dẫn tất cả xã viên sản xuất quýt hồng theo hướng VietGAP, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, giảm giá thành, tạo thuận lợi cho khâu tiêu thụ. Mỗi năm, HTX dự kiến sẽ sản xuất ra khoảng 300 tấn quýt.
Bên cạnh việc sản xuất, HTX cũng xây dựng phương án kinh doanh gồm: cung ứng trước vật tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho xã viên và xã viên sẽ thanh toán sau khi thu hoạch; tổ chức tiêu thụ sản phẩm bằng cách hợp đồng doanh nghiệp tiêu thụ với số lượng lớn, giá cả phải chăng, đảm bảo xã viên không thua thiệt, hạn chế được tình trạng rớt giá...
Các dịch vụ khác như: bơm nước bảo vệ vườn trong mùa lũ, cung ứng cây giống... cũng được HTX tính đến và sẽ thực hiện khi có đủ điều kiện.
HTX còn có kế hoạch thường xuyên tổ chức gặp gỡ các xã viên để trao đổi, hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt; đề nghị các ngành chuyên môn hỗ trợ khâu tập huấn, hướng dẫn xã viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp mỗi xã viên từng bước trở thành chuyên gia sản xuất cây có múi và truyền kinh nghiệm lại cho thế hệ sau.
Theo Ông Lưu văn Tín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX quýt hồng huyện Lai Vung, thời gian đầu mới thành lập, hoạt động của HTX khó tránh khỏi những khó khăn, do Hội đồng Quản trị còn mới mẽ, chưa thông thạo điều hành kinh doanh các dịch vụ, chỉ tập trung hướng dẫn, trao đổi về kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP; chưa xây dựng văn phòng làm việc của Ban Quản trị; chưa bầu chọn bộ phận tài vụ... từ đó đã ảnh hưởng đến hoạt động cũng như việc tổ chức sinh hoạt định kỳ của HTX. Sắp tới, nếu được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành chức năng, Hội đồng Quản trị HTX sẽ phấn đấu đưa hoạt động của HTX vào nề nếp, đúng quy định Luật HTX và mang lại hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho từng xã viên.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài nhiệm vụ tuần tra, giám sát hoạt động nghề cá, bảo vệ chủ quyền, những năm qua Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị còn hoàn thành tốt công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Nửa năm trở lại đây, nhiều thương lái Trung Quốc không ngại chi tiền để mua một số nông sản non của Việt Nam với giá cao.
rồng rừng - rừng tươi xanh, nuôi bò - bò béo mầm, nuôi tôm vụ nào cũng bội thu, kinh doanh nhà hàng thì lãi lớn... đó là những cái tài của anh Phạm Văn Tân, sinh năm 1961, ở tổ 2, khu 6, phường Mông Dương, TP.Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Trong khi rất nhiều loại hoa quả là đặc sản vùng, miền được bán đổ đống bên đường, vỉa hè các tuyến phố với giá cả rẻ thì các loại hoa quả ngoại tràn ngập tại các siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini và cửa hàng chuyên doanh, tiện ích…
Trồng các loại dưa, bí... bò đất trong vụ đông không phải làm giàn, thời gian sinh trưởng ngắn…nên được nhiều nông dân lựa chọn.