Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải Thiều Việt Nam Chuẩn Bị Vào Thị Trường Australia

Vải Thiều Việt Nam Chuẩn Bị Vào Thị Trường Australia
Publish date: Friday. September 26th, 2014

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Chính phủ Australia đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để sớm đưa trái vải Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này.

Cơ hội cho trái vải

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.

Việc quá phụ thuộc vào một thị trường sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro nhất định cho nền kinh tế nói chung và cho nông dân nói riêng. Do vậy, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xúc tiến xuất khẩu trái vải thiều sang nước thứ ba là hết sức cần thiết. Với nhu cầu khá lớn về hoa quả tươi, Australia là một trong những thị trường trong mục tiêu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù có nhu cầu lớn nhưng theo Thương vụ Việt Nam tại thị trường Australia, Australia là một trong những nước có các quy định về kiểm dịch ngặt nghèo nhất trên thế giới. Đến nay, Australia chưa chấp nhận cho nhập khẩu bất cứ một loại trái cây tươi nào của Việt Nam mà mới chuẩn bị thí điểm cho nhập khẩu trái vải.

Để thúc đẩy xuất khẩu trái vải tươi vào thị trường này, trong nhiều năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương nhằm làm việc với Bộ Nông, Lâm và Thủy sản Australia để tiến hành dỡ bỏ hàng rào kỹ thuật đối với trái vải tươi của Việt Nam sang thị trường này.

Theo quy định của phía Australia, trước khi cho phép nhập khẩu, phía Việt Nam phải tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng vải, cơ sở đóng gói, cũng như làm việc với các đơn vị quản lý tại địa phương về các nội dung liên quan đến quản lý dịch hại tại vườn trồng và tiềm năng xuất khẩu sản phẩm.

Đến nay, Australia đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để đưa trái vải Việt Nam vào thị trường này. Dự kiến, đến mùa vải thiều năm 2015, trái vải Việt Nam sẽ được phép chính thức xuất khẩu vào thị trường Australia. Việc đưa trái vải thành công vào thị trường Australia không những giúp đa dạng hóa thị trường cho sản phẩm vải thiều, giúp nông dân tránh tình trạng “được mùa mất giá” mà còn mở ra cơ hội cho một số loại trái cây khác của Việt Nam như thanh long, nhãn, xoài… được xuất khẩu sang thị trường này

Hỗ trợ mạnh cho doanh nghiệp

Để góp phần vào việc đưa trái vải nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Australia ngay sau khi được Chính phủ Australia cấp phép, bà Nguyễn Hoàng Thúy – Đại diện thương mại - Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Thương vụ đang xây dựng Đề án “Nghiên cứu và tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu trái vải Việt Nam sang thị trường Australia” nhằm nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ trái vải của thị trường Australia, nghiên cứu các quy định về kiểm dịch đối với trái vải, kênh phân phối cũng như thị hiếu tiêu dùng để từ đó đưa ra những đề xuất thiết thực, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu trái vải sang thị trường Australia

Đề án sẽ tập trung vào các hoạt động chính như nghiên cứu về tình hình sản xuất, tiêu thụ trái vải của Australia và các quy định về kiểm dịch đối với sản phẩm xuất khẩu vào Australia. Bên cạnh đó đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về trái vải của Việt Nam.

Đồng thời, Thương vụ cũng sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương có liên quan xây dựng một bộ thông tin chuẩn về trái vải Việt Nam, lựa chọn một số vườn quả đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Australia để quảng bá

Để tận dụng tốt nhất vai trò của lực lượng người Việt Nam tại Australia để làm “cầu nối” cho trái vải, trong thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng sẽ phối hợp với Hội doanh nhân Việt kiều Australia tổ chức hội thảo với nội dung “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm trước mắt vận động các doanh nghiệp Việt kiều đưa trái vải Việt Nam tiêu thụ trong hệ thống chợ do người Việt và người Á Đông tại Australia làm chủ, sau đó mở rộng đến người tiêu dùng Australia nói chung.

Về lâu dài, Thương vụ sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp trong nước sang để kết nối giao thương ngay sau khi Australia cho phép nhập khẩu trái vải Việt Nam…

Với những hoạt động này, trái vải Việt Nam đang có khả năng lớn có mặt tại một trong những thị trường không quá lớn nhưng có sức mua tốt nhất thế giới.


Related news

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường tiếp thị xoài bằng Facebook rất hiệu quả Đại sứ Nguyễn Quốc Cường tiếp thị xoài bằng Facebook rất hiệu quả

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng mạng xã hội đang đóng góp tích cực vào việc quảng bá hàng Việt ra nước ngoài, với ưu thế nhanh chóng, ít tốn kém, tác động đến nhiều tầng lớp người tiêu dùng...

Thursday. November 19th, 2015
Hội CCB xã Nhơn Tân hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế Hội CCB xã Nhơn Tân hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

Trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn) đã nỗ lực vận động và tạo điều kiện cho hội viên (HV) giúp nhau đẩy mạnh phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ chăn nuôi, trồng rừng, đạt hiệu quả thiết thực.

Thursday. November 19th, 2015
Phòng trị bệnh thán thư trên cây tiêu Phòng trị bệnh thán thư trên cây tiêu

Ngoài bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm thường gặp, bệnh thán thư trên cây tiêu cũng là một đối tượng gây thiệt hại đáng kể.

Thursday. November 19th, 2015
Sẽ thực hiện 19 mô hình khuyến nông, khuyến ngư năm 2016 Sẽ thực hiện 19 mô hình khuyến nông, khuyến ngư năm 2016

Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh cho biết, năm 2016 Trung tâm sẽ xây dựng 19 mô hình khuyến nông - khuyến ngư (đã được UBND tỉnh phê duyệt) nhằm chuyển giao quy trình kỹ thuật cho nông dân.

Thursday. November 19th, 2015
Nhà máy chế biến tinh bột sắn sẽ đi vào hoạt động từ tháng 1.2016 Nhà máy chế biến tinh bột sắn sẽ đi vào hoạt động từ tháng 1.2016

Ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Nhằm giải quyết đầu ra cho cây mì trên địa bàn huyện, Công ty TNHH Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh đã đầu tư gần 140 tỉ đồng xây dựng nhà máy chế biến tinh bột mì với công suất chế biến 250 tấn nguyên liệu/ngày tại Cụm Công nghiệp Tà Súc.

Thursday. November 19th, 2015