Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ưu tiên làm trước giao thông khi xây dựng nông thôn mới

Ưu tiên làm trước giao thông khi xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 24/11/2015

Ưu tiên cho giao thông

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Dương – Phó Chủ tịch UBND xã Thiện Kế cho biết: “Ngay khi được lãnh đạo huyện tin tưởng và chọn Thiện Kế làm xã điểm của huyện trong xây dựng NTM, địa phương đã chủ động thực hiện căn cứ vào điều mà người dân trong xã mong muốn nhất, đó là xây dựng và hoàn chỉnh các công trình hạ tầng cấp thiết.

Từ năm 2011 đến nay, xã đã huy động đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… với tổng giá trị đầu tư trên 421 tỷ đồng.

Ngoài vốn nhà nước, nhân dân trong xã đã tự nguyện góp tiền mặt, hiến đất, xây mới các công trình với tổng số tiền hơn 308 tỷ đồng” .

Ông Dương cũng cho biết, nếu như trước đây đường nội đồng chỉ rộng 1m thì nay đã được mở rộng đến 4m, vừa phục vụ đi lại sản xuất vừa góp phần hoàn thiện cơ giới hóa nông nghiệp.

Khi bắt tay thực hiện xã đã tiến hành rà soát toàn bộ mạng lưới giao thông, lấy ý kiến của người dân về tuyến đường nào ưu tiên cần làm xong trước.

Dần dần, 100% đường sá của xã (hơn 61km) đã được cứng hóa, trong đó người dân góp hơn 790 ngày công, hiến hơn 5.300m2 đất...

Bà Bùi Thị Mùi ở thôn Quảng Khai, xã Thiện Kế là hộ dân tự nguyện hiến hơn 300m2 đất chia sẻ: “Cán bộ xã đã tới tận nơi vận động gia đình tôi tự nguyện hiến đất, đóng góp làm đường trong thôn xóm, đường ra ngoài đồng.

Chúng tôi đều đồng ý góp một phần kinh phí và tham gia ngày công, vì nếu có đường đẹp ra tận cánh đồng đi lại cũng dễ dàng hơn, lúa ngô thu hoạch xong được xe kéo về tận nhà nhanh hơn.

Đám trẻ cũng đi tắt qua đường bê tông giữa cánh đồng để đến trường gần hơn”.

Hướng nghề giúp dân tăng thu nhập

Ông Đào Trọng Tuấn – Chủ tịch UBND xã Thiện Kế cho biết: “Xã Thiện Kế được tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển 2 khu công nghiệp lớn, đến nay một số nhà máy đã hoạt động, thu hút một lượng lớn công nhân là lao động địa phương tham gia làm việc.

Bởi vậy, vấn đề hướng nghiệp đào tạo nghề tại địa phương là rất quan trọng.

Xã đã giao cho các trường học định hướng nghề nghiệp cho học sinh các khối; thực hiện hỗ trợ đào tạo miễn phí, cấp tiền để người dân trong địa bàn xã học các lớp tin học ngắn hạn, may mặc, nấu ăn, chăn nuôi…, nhằm ứng tuyển vào các công ty trên địa bàn.

Ông Tuấn cũng cho biết, trong những năm qua, xã đã thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp, khiến nhiều hộ dân không còn đất sản xuất.

Những hộ này đã được định hướng chuyển đồi nghề để tạo thu nhập mới.

Xã cũng khuyến khích người dân xây nhà trọ, kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ cho công nhân, người lao động đang hoạt động trong khu công nghiệp để có thêm thu nhập.

Hiện nay, xã Thiện Kế đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,8 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,7%; số lao động có việc làm thường xuyên chiếm 95,13%.

Trên 93% số hộ dân dùng nước sạch, hợp vệ sinh.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; 10/18 thôn đạt làng văn hóa 5 năm liền...

Từ năm 2011 đến nay, xã đã huy động đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… với tổng giá trị đầu tư trên 421 tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.

27/06/2013
Thêm Cây Khóm Cho Đồng Đất Cà Mau Thêm Cây Khóm Cho Đồng Đất Cà Mau

Hơn 5 năm qua, khi nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác khiến nông dân bao phen điêu đứng vì giá cả, dịch bệnh thì cây khóm lại bám rễ ngày một sâu hơn. Vị thế cây khóm dần được khẳng định, nhiều hộ dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình chọn là cây trồng cho thu nhập chính.

28/06/2013
Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

28/06/2013
Khôi Phục Khóm Cầu Đúc Khôi Phục Khóm Cầu Đúc

Thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh Hậu Giang và thành phố Vị Thanh đầu tư khoa học kỹ thuật và giống khóm giúp bà con nông dân phục tráng giống khóm Cầu Đúc, kết quả đến nay, Hợp tác xã khóm Thạnh Thắng xã Hỏa Tiến có 7 hộ với 6ha được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

28/06/2013
Chăn Nuôi Tìm Lối Đi An Toàn Chăn Nuôi Tìm Lối Đi An Toàn

Khi ngành chăn nuôi được xác định là quan trọng, cần phát triển bền vững thì tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại trồi sụt thất thường. Đến nay, chăn nuôi vẫn loay hoay với bài toán, làm thế nào để phát triển an toàn, bền vững, ổn định thị trường thực phẩm trong nước.

28/06/2013