Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh)
Thời điểm này ở Quảng Ninh, tại khu vực bãi triều thôn Nam, mặc dù đang vào chính vụ thu hoạch nghêu nhưng đến đây chúng tôi thấy chỉ có lác đác một số hộ thu với số lượng nhỏ để bán lẻ tại các chợ, một số hộ khác đang nhặt ngao chết, nghêu quá lứa để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt.
Bởi theo các hộ nuôi nghêu thì khi nghêu quá lứa, chuyển sang thời kỳ sinh sản thì rất dễ bị chết. Mà khi đã có nghêu chết rải rác sẽ dẫn đến bị chết hàng loạt. Anh Phạm Văn Sinh, thôn Trung, xã Phú Hải cho hay: Gia đình tôi mới nuôi nghêu được 2 năm nay. Với diện tích 2ha, năm 2010 tôi đầu tư thả nuôi 1ha nghêu, trừ chi phí đã cho lãi vài trăm triệu đồng. Năm ngoái, tôi tiếp tục đầu tư mở rộng nuôi với diện tích 1,5ha. Trong khi giá nghêu giống quá đắt thì giá nghêu thịt lại giảm mạnh. Với diện tích 1,5ha, năm nay gia đình tôi sẽ thu được khoảng trên 10 tấn nghêu thương phẩm. Trong tháng 4, gia đình đã thu hoạch được khoảng một nửa diện tích đã cho 6 tấn nghêu nhưng do giá nghêu tụt xuống chỉ còn 12.000-13.000 đồng/kg nên doanh thu bị giảm đi một nửa. Trong điều kiện như hiện nay, nghêu thì quá lứa, không thu hoạch thì chết, mà thu về chẳng biết có bán được không?
Những hộ nuôi nhỏ lẻ đã khó khăn, những hộ nuôi với diện tích lớn, nuôi tập trung càng thiệt hại hơn. Như HTX Nuôi trồng thuỷ sản Suối Tiên đã thả nuôi hơn 50 triệu nghêu giống trên diện tích 20ha. Đến thời điểm này, HTX đã thu hoạch được hơn 20% diện tích. Anh Nguyễn Việt Thành, Chủ nhiệm HTX cho biết: Với diện tích 20ha, dự kiến năm nay HTX sẽ thu được hơn 500 tấn nghêu thịt. Mặc dù, đã thu được hơn 20% diện tích với hơn 100 tấn nghêu thương phẩm nhưng giá bán nghêu quá thấp nên chỉ đủ bù chi phí con giống, nhân công lao động. Theo kinh nghiệm của người nuôi nghêu nhiều năm và khuyến cáo của ngành thuỷ sản để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt thì nghêu thương phẩm phải thu hoạch từ tháng 11 năm trước đến trước tháng 3, tháng 4 năm sau. Nhưng đến nay, do giá thấp, không bán được, nghêu của HTX đã quá lứa, chết hơn 30% diện tích, thiệt hại hàng tỷ đồng. Lứa, giống này, nghêu của HTX đã ế suốt từ tháng 7-2012 đến nay, khả năng thua lỗ đã cầm chắc trong tay.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Phú Hải cho biết: Từ năm 2007, trên cơ sở rà soát lại diện tích bãi triều của xã, UBND huyện đã quy hoạch thành 2 vùng, gồm gần 400ha dành cho khai thác tự nhiên và hơn 400ha quy hoạch cho nuôi trồng thuỷ sản. Tại đây, huyện giao bãi triều cho 72 hộ gia đình để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là nuôi nghêu, sản lượng nghêu thịt hàng năm của xã đạt hơn 1.000 tấn. Tuy nhiên do những khó khăn về thị trường, dịch bệnh nên xã đã khuyến cáo bà con giảm mật độ nuôi, nuôi giãn vụ, tránh tình trạng đầu tư nuôi ồ ạt, hạn chế những rủi ro về dịch bệnh cũng như thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo thành công, nhiều hộ nông dân ở xã Điện Quang (Điện Bàn) đã có cuộc sống sung túc hơn trước.
Trong khi đó, trên cây đậu phụng, sâu khoang cũng đã gây hại ở hầu hết các địa phương. Hiện nay tổng số diện tích đậu phụng bị nhiễm loại sâu này là 196ha với mật độ bình quân 10 - 20 con/m2, thậm chí nhiều nơi ở Tam Kỳ, Thăng Bình lên đến 50 - 100 con/m2.
Nhiều địa phương ở Thăng Bình thành lập đội thủy nông với nhiệm vụ dọn vệ sinh các con mương để người dân thuận tiện trong việc lấy nước vào ruộng. Đội thủy nông của tổ 11, thôn Tú Nghĩa, Bình Tú (Thăng Bình) là một ví dụ.
Ông Võ Văn Điềm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, do hơn 2 tháng nắng nóng kéo dài trên diện rộng nên hiện nay toàn tỉnh đã có ít nhất 1.300ha lúa nước trời bị khô hạn nghiêm trọng, rất nhiều khả năng số diện tích vừa nêu sẽ thất thu sản lượng.
Xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm đến với thị trường là một trong những nội dung chính trong chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp mà tỉnh ta đang hướng đến. Bằng nhiều cách làm, chính sách cụ thể, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh đang được trao cơ hội chinh phục thị trường, khẳng định uy tín, thương hiệu đối với người tiêu dùng.