Một loài sâu mới xuất hiện và gây hại trên trái dừa
Ngay khi nhận được thông tin về loài sâu hại này, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật và Trạm Bảo vệ thực vật huyện Mỏ Cày Nam đã nhanh chóng đến vườn nông dân kiểm tra, xác định vùng gây hại, mật số gây hại.
Đây là loài sâu thuộc Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Sâu non có kích thước to, màu nâu xám, dài khoảng 4cm, thân mình có nhiều lông dài. Sâu non đục lỗ tròn (khoảng bằng đầu đũa ăn) trên trái dừa và chui vào bên trong ăn phần xơ và gáo. Sâu gây hại trái dừa non bằng trái cau đến trái lớn khoảng 10cm. Tốc độ cắn phá rất nhanh.
Khác với sâu đục trái dừa, loài sâu này không sống trong trái, chỉ đục lỗ vào bên trong ăn phá và chui ra ngoài. Sâu đẫy sức, kéo những nhen dừa hoặc phân khô kết kén và làm nhộng bên trong kén. Quan sát vườn nhà ông với diện tích 1,4ha trồng nhiều giống dừa nhưng chỉ thấy sâu gây hại trên 1 cây dừa xiêm xanh (3 năm tuổi), những vườn chung quanh cũng không thấy loài sâu này gây hại.
Chi cục Bảo vệ thực vật đã gửi mẫu về Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam để định danh. Trong khi chờ đợi kết quả giám định, nếu bà con nông dân có phát hiện loài sâu hại mới này gây hại trên cây dừa nên báo ngay với cán bộ kỹ thuật các trạm bảo vệ thực vật gần nhất để kiểm tra và có hướng khoanh vùng phòng trị kịp thời, hạn chế phát tán lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến năng suất dừa.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay đang vào đầu mua mưa- thời điểm các loài cá bắt đầu sinh sản. Thế nhưng, trên sông Vàm Cỏ Đông, nhiều người dân vẫn khai thác thủy sản bằng nhiều hình thức khác nhau.
Năm 2015, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa thả nuôi tôm chân trắng trên 180 ha. Trong khi tôm nuôi trong ao đất không mấy khả quan do tôm bị dịch bệnh thậm chí chết hàng loạt thì các hộ nuôi tôm chân trắng theo công nghệ cao ở địa phương lại đang rất phấn khởi vì tôm được mùa được giá.
Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 62.000 ha. Từ tập quán nuôi tôm truyền thống đến nay người dân chuyển đổi sang hình thức nuôi có hiệu quả hơn.
Những ngày qua, dư luận trong và ngoài tỉnh không ngớt bàn tán xôn xao về giống gà lông xù có nguồn gốc từ Thái Lan được ông Nguyễn Tấn Đẹp (sinh năm 1950, ngụ ấp An Lợi, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) nhập về nuôi hơn 3 năm qua.
Nhiều hộ nông dân ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã bước đầu nuôi thành công giống bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp. Đây là con vật nuôi mới chuyển đổi với nguồn vốn đầu tư không nhiều, nhưng lợi nhuận có chiều hướng tăng cao.