Ương Cá Tra Từ Bột Lên Cá Tra Giống Đạt Tỷ Lệ Sống Cao

Tại ấp Tân Nghĩa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ vừa phối hợp Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp tổ chức tổng kết mô hình ương cá tra từ bột lên cá tra giống đạt tỷ lệ sống cao.
Đại biểu tham dự được nghe báo cáo kết quả thực hiện mô hình của ông Nguyễn Thành Hiếu, ấp Tân Nghĩa, Tân Nhuận Đông và ông Lê Hoàng Chiêu, ấp An Hưng, An Khánh, huyện Châu Thành cùng báo cáo đánh giá của cán bộ chỉ đạo kỹ thuật mô hình. Mô hình nuôi đạt tỷ lệ sống trên 27%, cao hơn so với sản xuất bên ngoài từ 7-10% và cá lớn nhanh.
Ông Văng Đắt Phuông - Quyền Giám đốc Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ đánh giá mô hình đạt yêu cầu đề ra, người dân đã áp dụng theo đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật là thả giống với mật độ hợp lý, cá lớn nhanh, tỷ lệ sống đạt theo yêu cầu; cán bộ chỉ đạo thường xuyên sâu sát với nông dân; nguồn con giống đạt chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng và đặc biệt là quyết tâm của người dân tham gia mô hình. Ông Phương đề nghị nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Hôm qua 29/2, Hiệp hội Điều VN (Vinacas) đã tổ chức Hội nghị thu mua, chế biến, xuất nhập khẩu điều vụ mới 2012. Vinacas đề nghị ngân hàng sớm “bắt tay” để DN ưu tiên sớm mua hết 380.000 tấn điều thô của nông dân trong nước với giá hợp lý.

Do thu họach rộ nên giá chanh rất rẻ, có khi chỉ 500-600 đ/kg. Trong khi vào dịp Tết Nguyên đán, Nam bộ khô nóng, nhu cầu nước giải khát rất nhiều mà chanh lại ít, lúc này giá chanh rất cao (7-8.000 đ/kg, có năm 12-13.000 đ/kg).

Những năm gần đây, một số hộ dân ở xã Liên Minh (Vụ Bản - Nam Định) đã mạnh dạn đưa một số con nuôi vào sản xuất như nuôi dế giống, dế thương phẩm, nuôi hươu lấy nhung và lợn rừng cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhận thấy lợi ích kinh tế từ việc trồng xen canh cây màu với rừng trồng 1 - 2 năm tuổi nên trong những năm qua, nhiều hộ gia đình tại Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã mở rộng hình thức canh tác này. Trong đó lớn nhất là tại các xã phía nam của huyện như: Lãng Ngâm, Trung Hoà, thị trấn Nà Phặc, Hương Nê…

Đây là những quả trứng của những gà mái được nuôi chăn thả tự do trên đồng cỏ, ăn thức ăn hạt sản xuất tại địa phương và sử dụng năng lượng của mặt trời và gió thay cho năng lượng hoá thạch trong toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của trại nuôi gà.