Tôm Tít Xuất Hiện Dày Ở Đầm Ô Loan
Liên tiếp trong các ngày qua, ngư dân ở một số xã quanh đầm Ô Loan, gồm An Cư, An Hiệp, An Hòa, An Hải và An Ninh Đông đã khai thác được một sản lượng tôm tít (có nơi còn gọi tôm tích hoặc bàn chải) khá lớn.
Dùng chấn lưới, chỉ từ 17 giờ ngày hôm trước, đến 3 giờ sáng ngày hôm sau, bình quân mỗi ngư dân tại đây khai thác được từ 60 đến 80kg tôm tít. Có nhiều ngư dân khai thác được hơn 150kg tôm tít. Ước sản lượng tôm tít khai thác được trong 3 ngày qua ở huyện Tuy An (Phú Yên) lên đến 15 tấn.
Do kích cỡ tôm tít khai thác được còn quá nhỏ, chỉ đạt từ 120 đến 150 con/kg nên khi tôm tít được khai thác về, ngư dân chủ yếu bán cho các đầu mối thu mua thủy sản tại địa phương và giá bán chỉ từ 2.000 đến 5.000 đồng/kg. Sau đó, tôm tít được vận chuyển đến các địa phương khác trong và ngoài tỉnh bán lại cho các hộ nuôi thủy sản để làm thức ăn cho tôm hùm.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, tôm tít sinh sống ở tầng đáy, có tuổi thọ khá cao, sinh sản nhiều kỳ trong năm; có bộ càng dạng chùy, sắc nhọn và khỏe, rất hung dữ. Do vậy, tôm tít là một trong những đối tượng rất nguy hiểm, trực tiếp gây hại đối với nhiều đối tượng thủy sản tự nhiên khác trong đầm Ô Loan cũng như lưới cụ của ngư dân.
Theo bà con ngư dân cũng như các đầu mối thu mua thủy sản, đây là năm đầu tiên tôm tít xuất hiện nhiều nhất trong đầm Ô Loan.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, trên các cánh đồng lúa, đồng bào dân tộc thiểu số của xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) đang khẩn trương bước vào mùa thu hoạch lúa lai. Vụ này, bà con ở đây đã chú trọng đưa vào gieo cấy các loại giống lúa lai nên đã đem lại năng suất cao và chất lượng gạo thơm, ngon.
Trao đổi về tình hình sản xuất khoai lang trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tuy Đức cho biết: “Từ tháng 6/2012, huyện Tuy Đức đã xây dựng vườn ươm giống khoai lang Nhật Bản bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích 2 ha. Bắt đầu từ năm 2013, mỗi 1 ha cung cấp cây giống thế hệ F1 đủ trồng cho 30 ha.
Giống lúa là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng thu hoạch trên diện tích canh tác. Vì vậy, vụ mùa năm 2014 Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình triển khai sản xuất thử giống lúa thuần TBR225 tại xã Pom Lót (huyện Điện Biên).
Huyện Thống Nhất có khoảng 3.300 hécta đất đồi đá thuộc các xã: Quang Trung, Gia Tân 3... trước đây chủ yếu chuyên canh cây chuối vì chịu được khô hạn. Từ khi chương trình nông thôn mới đưa điện về tận các thôn, ấp, đảm bảo phục vụ sản xuất, người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích những cây trồng cho hiệu quả cao.
Trong các năm qua, nguồn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có chính sách hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL như: cho vay tạm trữ lúa gạo để ổn định giá, chính sách cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch để khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị nông nghiệp.