Ương Cá Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Ở Cai Lậy (Tiền Giang)
Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.
Tại ao của ông Nguyễn Văn Bé, ngụ ấp Tân Hòa, xã Tân Hội, sau gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề ương cá với gần 1 ha (chủ yếu là cá điêu hồng), kể từ khi áp dụng quy trình ương cá theo hướng an toàn sinh học, nhờ thực hiện tốt các quy trình chăm sóc, kỹ thuật và những khuyến cáo của ngành chức năng nên bước đầu đem lại hiệu quả khá cao so với cách ương cá theo cách truyền thống, kinh nghiệm. Ông Bé chia sẻ: "Lúc trước, ông nuôi cá theo lối truyền thống, kinh nghiệm nên hiệu quả không cao, nhưng giờ nhờ áp dụng nuôi theo hướng an toàn sinh học nên cá của ông ít bệnh, lớn nhanh đồng đều, tỉ lệ chết giảm... lợi nhuận cũng cao hơn".
Còn đối với ao ương của ông Nguyễn Văn Chót, ấp Tân Hòa, xã Tân Hội, nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật từ khâu chọn lọc cá bột, mật độ thả nuôi, thức ăn và sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật khuyến nông đưa ra nên nhiều vụ ương liên tiếp giúp ông đạt hiệu quả. Theo ông để con giống đạt hiệu quả không chỉ áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật chăm sóc, mật độ thả cá giống rất quan trọng. Ông Chót cho biết: "Sau khi thả cá bột khoảng vài tuần, sau đó mới được sử dụng men và mật độ thả cá vừa phải, không nên thả quá đông, cần thăm ao nuôi thường xuyên - nhất là giai đoạn đầu cá bột còn nhỏ".
Kỹ sư Đặng Tấn Bá - Phó Trưởng Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy khuyến cáo: "Việc áp dụng ương cá theo hướng an toàn sinh học cá con rất ít bệnh, lớn nhanh khỏe mạnh, tăng năng suất, tỉ lệ hao hụt giảm, trọng lượng cá đồng đều, đặc biệt bán giá cao hơn thị trường, giá thành sản xuất giảm hơn 10% so với sản xuất theo truyền thống, kinh nghiệm, đặc biệt có sự kiểm dịch đúng quy trình trước khi bán cho thương lái, điều đó giúp cho chất lượng cá giống của bà con được các thương lái đánh giá rất cao; đồng thời bà con nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và thường xuyên thăm ao nuôi".
Toàn huyện Cai Lậy có gần 350 ha ương cá giống với các loại cá như điêu hồng, tai tượng, trê lai và cá tra tập trung chủ yếu tại các xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc và Tân Hội. Riêng tại xã Tân Hội có khoảng 200 hộ với gần 100 ha sản xuất cá giống. Chính nhờ việc áp dụng tốt các quy trình ương cá theo hướng an toàn sinh học mà những thiệt hại, rủi ro trong quá trình ương cá giống đã giảm đáng kể.
Có thể bạn quan tâm
Vẫn nghe khái niệm rau sạch, rau an toàn nhưng rau hữu cơ thì ít, dường như còn khá lạ. Mục sở thị trang trại rau hữu cơ của Công ty CP TERRANIQUE tại xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) mới thấy quy trình trồng rau ở đây hoàn toàn khác biệt và theo tiêu chuẩn thực sự khắt khe.
Trong năm 2014, các cấp Hội Nông dân huyện Long Thành đã vận động 109 hộ khá, giàu, giúp đỡ hỗ trợ 400 con giống, 415 kg hạt giống các loại và cho vay hơn 252 triệu đồng không tính lãi cho 203 hộ nông dân nghèo trong huyện có điều kiện phát triển chăn nuôi, trồng trọt, vươn lên thoát nghèo.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều thuận lợi, giá bán sản phẩm đứng ở mức cao trong một thời gian dài, trong khi đó, giá thức ăn tương đối ổn định không biến động nhiều, dịch bệnh được kiềm soát. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 40.150 tấn, tăng 1,20% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng cá tra đạt 33.120 tấn. Giá cá tra hiện nay dao động ở mức 23.500 - 24.000 đồng/kg: người nuôi có lợi nhuận.
Trồng quýt hồng trong chậu để trưng bày những ngày Tết được chú Lưu Văn Ràng ở ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung thực hiện từ năm 2007 đến nay. Chú là nhà vườn duy nhất ở Lai Vung thực hiện thành công mô hình này, mỗi năm thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.
Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.