Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng dụng quy trình thâm canh cây cà phê kết hợp tưới tiết kiệm nước

Ứng dụng quy trình thâm canh cây cà phê kết hợp tưới tiết kiệm nước
Ngày đăng: 12/08/2015

Toàn huyện Khánh Sơn có hơn 530 ha cà phê, trong đó 320 ha trong giai đoạn kinh doanh, 128 ha trong giai đoạn kiến thiết và 88 ha trồng mới. Từ điều kiện tương đồng về tự nhiên, địa hình và khí hậu của Khánh Sơn so với Tây Nguyên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai thực hiện đề tài với việc lựa chọn công nghệ tưới nước tiết kiệm và bón phân qua nước trong thâm canh cây cà phê (của Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Tây Nguyên) ứng dụng cho nông dân trồng cà phê tại Khánh Sơn. Đề tài sẽ xây dựng mô hình ứng dụng giúp nông dân nắm rõ hơn về kỹ thuật thâm canh cà phê sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm.

Trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, cải tiến phù hợp với quy trình kỹ thuật sẽ giúp nâng cao năng suất, hạn chế sâu bệnh, nâng cao hiệu quả canh tác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sản lượng cà phê, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp tại Khánh Sơn.


Có thể bạn quan tâm

Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà

Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc - Hòa Bình) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1 - 2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

11/05/2012
Thanh Hóa: Gồng Mình Chống Hạn Thanh Hóa: Gồng Mình Chống Hạn

Do nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 12.000 ha lúa thiếu nước. Ngành NN- PTNT đang chỉ đạo các Cty thủy nông thực hiện việc bơm nước liên tục để cứu lúa.

12/05/2012
Ngô, Lạc Mất Mùa Vì Hạn Ở Nghệ An Ngô, Lạc Mất Mùa Vì Hạn Ở Nghệ An

Đi khắp vùng bãi dọc sông Lam huyện Hưng Nguyên, vùng đồi núi của Nam Đàn, hay những diện tích lạc vùng đất cát pha Nghi Lộc, tất cả là một màu vàng trắng do cháy của ngô, màu xanh héo rũ xơ xác của lạc. Đã lâu lắm, chưa bao giờ cây màu vụ xuân của tỉnh Nghệ An đối mặt với hạn hán khốc liệt và thiệt hại nặng nề đến thế.

12/05/2012
Đất Chuyên Trồng Lúa Nước - Không Được Bỏ Hoang Từ 12 Tháng Trở Lên Đất Chuyên Trồng Lúa Nước - Không Được Bỏ Hoang Từ 12 Tháng Trở Lên

Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 1-7-2012. Theo đó, hàng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

14/05/2012
Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng

Khi tham gia vào mô hình này, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê theo mô hình 4C, từ khâu trồng trọt đến khâu thu hái.

15/05/2012