Đồng Văn Chủ Động Phòng, Chống Đói, Rét Cho Gia Súc
Nhận định mùa Đông năm nay, thời tiết, khí hậu sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường với các hiện tượng như: sương muối, băng tuyết... gây khó khăn trong việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Nếu không chuẩn bị chu đáo có thể ảnh hưởng lớn đến việc phát triển chăn nuôi gia súc, gây thiệt hại nặng nhất là ở các xã vùng núi đá cao như Lũng Cú, Lũng Táo, Phố Bảng.
Vì thế, năm nay huyện Đồng Văn đã chủ động đối phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ngay từ đầu mùa Đông như: Triển khai kế hoạch phòng, chống đói, rét cho gia súc đến các xã, thị trấn để chính quyền địa phương cùng vào cuộc với người dân. Theo đó, cán bộ xã đến từng gia đình kiểm tra về điều kiện chống rét như: Chuồng trại, dự trữ thức ăn...
Huy động các đoàn thể, cán bộ, nhân dân đóng góp công sức giúp đỡ các hộ khó khăn che chắn, làm mới chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc; đồng thời hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc gia súc trong mùa Đông.
Rút kinh nghiệm từ các năm trước, để đảm bảo gia súc không bị chết rét các xã cho các hộ dân ký cam kết với UBND xã, thị trấn về việc thực hiện nghiêm ngặt quy định không cho trâu, bò cày, kéo hoặc chăn thả trong những ngày nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 12 độ C và không hỗ trợ các hộ không chấp hành; chỉ những hộ thực hiện tốt các biện pháp nhưng vẫn bị thiệt hại mới được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, phát huy vai trò của chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo còn thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời thông báo cho nhân dân về các hiện tượng thời tiết bất thường.
Đề cập đến vấn đề phòng, chống đói, rét cho gia súc; Phó phòng Nông nghiệp huyện Hoàng Văn Thạch, nhấn mạnh: Người dân cần lưu ý chuẩn bị đủ thức ăn cho gia súc, thực hiện che chắn chuồng trại, chăn thả hợp lý; quan tâm đến trâu, bò già và con non dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Các xã cũng cần vận động nhân dân làm tốt việc thu hoạch diện tích cỏ, các loại phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cỏ khô, thân, lá, vỏ ngô... để chế biến, dự trữ bằng các phương pháp phơi khô hoặc ủ chua.
Đảm bảo mỗi con trâu, bò có từ 1 – 1,2 tấn thức ăn xanh, 30 – 50 kg bột ngô, sắn, cám, gạo trong vụ Đông – xuân. Trong những ngày rét đậm cần cho gia súc ăn đầy đủ thức ăn thô xanh và bổ sung thêm thức ăn tinh, muối ăn; đốt cỏ, chấu giữ ấm cho gia súc. Hàng ngày thu dọn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để chuồng không bị ẩm ướt, trơn trợt. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò.
Ngoài ra, chủ động ứng phó khi có rét đậm xảy ra, các xã, thị trấn phải sử dụng nguồn dự phòng ngân sách thực hiện công tác chống rét như: Hỗ trợ hộ nghèo mua bạt che chắn chuồng trại, thức ăn tinh cho trâu, bò và hỗ trợ các hộ có gia súc bị chết rét theo quy định. Bằng các biện pháp khẩn trương và kiên quyết tin rằng đàn gia súc của người dân sẽ an toàn vượt qua thời tiết khắc nghiệt của vùng cao.
Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32761&CatID=150&MN=26
Có thể bạn quan tâm
Trung tuần tháng 7, Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long (Bình Phước) tổ chức cho câu lạc bộ trồng tiêu và các hộ dân đến tham quan mô hình trồng tiêu “3 không” (không làm bồn, không làm cỏ, không bị chết) cho năng suất 8 - 10 tấn/ha của hộ anh Nguyễn Văn Ánh ở khu phố Phú Lạc, phường Phú Đức (TX. Bình Long).
Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh Cà Mau không ngừng tăng lên.
Nhiều ngày qua, nông dân xã Khánh An (huyện An Phú - An Giang) đứng ngồi không yên do rẫy bắp trồng các loại giống của Công ty Monsanto(Hoa Kỳ) cho năng xuất rất thấp, với diện tích trên 214 héc-ta, làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Theo kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu 2013, đến hết ngày 31/7 là hạn chót nhưng lượng thu mua mới được khoảng 80 - 85%. Đây là lần đầu tiên chỉ tiêu thu mua đã không thực hiện như kế hoạch đề ra. Do đó, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ hè thu 2013 đến ngày 15/8 với mong muốn ổn định giá gạo vào thời điểm thu hoạch rộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Với 8.000 m2 đất vườn trồng vú sữa và bưởi, có lúc phải lao đao vì bệnh thối rễ do nấm bệnh tấn công, nhưng nông dân Võ Văn Bé Năm (Phú Quới, Phú Phong, Châu Thành, Tiền Giang) không chịu đầu hàng mà quyết tâm nghiên cứu tìm ra giải pháp hữu hiệu để chữa trị. Kết quả vườn cây ăn trái của anh đã được phục hồi và phát triển xanh tốt, mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.