Ứng Dụng Khí Biogas An Toàn Tại Miền Núi An Giang

Chương trình ứng dụng được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang phối hợp với Sở Tài nguyên-Môi trường, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai thực hiện, đã giúp giảm được chi phí sinh hoạt và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng chất lượng cuộc sống cho nhân dân địa bàn vùng núi Tịnh Biên đặc biệt khó khăn không có mạng lưới điện quốc gia.
22 mô hình ứng dụng khí biogas sinh học tận dụng xử lý chất thải từ chăn nuôi gia súc, tạo khí biogas, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư, nhất là việc chăn nuôi gia súc của các hộ dân tộc Khmer tại đây. Mỗi hộ được hỗ trợ 10 triệu đồng để xây một mô hình bao gồm bể 1 chứa phân chuồng thông qua bể 2 phân giải chất thải dẫn đến bể 3 xả khí nối ống vào hệ thống tạo nhiệt đun nấu và điện thắp sáng sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.
Ông Trương Thành Lợi, nằm trong Chương trình ứng dụng khí biogas an toàn sinh học, cho biết gia đình ông đã lắp đặt 2 bóng đèn và sử dụng 1 bếp gas, trong tháng đầu sử dụng khí biogas này gia đình ông tiết kiệm hơn 600.000 đồng tiền khí đốt đun nấu và có điện sử dụng cho gia đình.
Theo ông Trần Anh Thư, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh An Giang, chương trình khí biogas sinh học chỉ ứng dụng cho những vùng đặc biệt khó khăn, địa bàn không có điện hoặc cách xa mạng lưới điện không có khả năng hạ thế, nhằm cung cấp ánh sáng và khắc phục ô nhiễm môi trường.
Thực tế hiện nay vùng nông thôn tỉnh An Giang đời sống nhân dân còn khó khăn, vì vậy tỉnh đang vận động, khuyến khích các hộ chăn nuôi lớn khu vực nông thôn huyện An Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Long Xuyên áp dụng nhằm tận thu phế thải để tái tạo gas, điện làm khí đốt và thắp sáng./.
Có thể bạn quan tâm

Đến cuối tháng 8, diện tích cây ăn trái trong tỉnh Hậu Giang đã tăng hơn cùng kỳ năm trước gần 400ha và đang ở mức 29.204ha. Các cây trồng có xu hướng tăng diện tích là cam, quýt do người dân thấy gần đây giá cả có nhiều thuận lợi cho nhà vườn.

Để chuẩn bị cho mô hình này, từ năm 2013, Hội Nông dân phường Vĩnh Phú đã tổ chức nhiều lớp tập huấn và tham quan mô hình chăn nuôi thỏ công nghiệp tại TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên cho 50 lượt hộ nông dân. Qua sàng lọc danh sách, phường đã chọn 6 hộ có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ kỹ thuật, con giống thực hiện thí điểm.

Những năm gần đây, chăn nuôi Dak Lak phát triển ổn định, riêng 9 tháng năm 2014, tổng đàn gia súc đã phát triển lên gần 897.000 con, trong đó đàn trâu 33.962 con; bò 166.788 con, bò lai chiếm 13,76% tổng đàn, riêng đàn bò sữa hiện có 93 con, trong đó bò cái cho sữa 57 con, chiếm 61,3 % tổng đàn bò sữa; đàn heo trên 696.000 con, tỷ lệ heo nái chiếm 12,47% tổng đàn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 46.426 tấn; đàn gia cầm 8.675.771 con.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đầu năm ước đạt trên 4 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng khai thác ước đạt gần 1,9 triệu tấn, tăng 4,6%, sản lượng nuôi trồng ước đạt trên 2 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau một thời gian dài giá giảm mạnh, nông dân Bến Tre đổ xô đốn bỏ cây ca cao, đến nay, đầu ra của loại cây này rất ổn định, giá cao. Đặc biệt, những khu vườn được cấp chứng nhận UTZ cho thu nhập cao hơn cả cây dừa - cây trồng chính của các nhà vườn Bến Tre.