Cây bụi vùng quê thành thần dược trên phố Sài Gòn
Trên các đoạn đường Trường Chinh (phường 3, quận Tân Bình, TP HCM); Lữ Gia (quận 11), Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), những loại “thảo dược” được bày bán khá nhiều.
Dọc đường Trường Chinh, Lữ Gia, hơn 10 xe treo biển bán hoa atsito đỏ với giá 30.000 đồng/kg, kèm theo các tác dụng như giải nhiệt, mát gan, bổ máu...
Theo một người bán hàng trên đường Trường Chinh, atiso còn được gọi là hoa bụt giấm.
Nếu ăn sống, vị của hoa này rất chua.
Tuy nhiên khi ngâm đường, hoa có vị ngọt, được cho là có thể chữa bệnh nóng trong người, mát gan, bổ máu,...
Loại bông được cho là atiso đỏ được người bán rao là mát gan, giải nhiệt có giá 30.000 đồng/kg..
Người bán này cho biết, anh trực tiếp thu mua hoa atiso đỏ từ các nhà vườn ở Đà Lạt đem về bán.
Hoa có tác dụng tốt nên rất nhiều khách mua.
Mỗi ngày, anh bán được hơn 100 kg hoa này.
Một loại hoa lạ cũng được bày bán nhiều trên vỉa hè có tên là hoa nở ngày đất.
Theo một người bán, loại này có tác dụng điều trị, chữa bệnh máu nhiễm mỡ, tiểu đường… Cây tươi có giá 40.000 đồng/kg, khô 100.000 đồng/kg.
Theo hướng dẫn của người này, sau khi mua về, người bệnh rửa sạch cây thuốc, cho vào hãm lấy nước uống như trà khô.
Nước uống có vị thơm rất dễ chịu.
Song, khi phóng viên hỏi về cách dùng, liều lượng, người bán trở nên lúng túng.
Chị cho biết, người bệnh có thể uống bao nhiêu tùy thích.
Nhấn mạnh lần nữa về tác dụng của loại “thảo dược” này, chị cho biết, chỉ sau một thời gian uống, người bệnh sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Thậm chí, có khách mua uống tại đây, bệnh tình đã thuyên giảm đáng kể.
Do đó, khách mua tương đối đông.
Trung bình mỗi ngày, chị bán được 15-20 kg các loại.
Hoa nở ngày đất được bán nhiều trên đường Trường Chinh, với mức giá 40.000 đồng/kg tươi, 100.000 đồng/kg khô.
Ảnh: Ngọc Lan.
Chia sẻ thêm về cây thuốc này, chị cho biết chị phải lên tận vùng biên giới, giáp Campuchia.
Quá trình vận chuyển lâu, khó tươi, tốn diện tích nên chị thường phơi khô tiện cho việc bán.
Không hề biết thông tin về cây “thảo dược” trên nhưng anh Minh (quận 11) vẫn mua liền lúc 4 kg với giá 400.000 đồng.
Vị khách này cho biết, đã bị mắc bệnh tiểu đường khá lâu nhưng điều trị thuốc tây không thuyên giảm.
Được một người bạn giới thiệu nên anh mua về uống thử.
Loại atiso đỏ, hoa nở ngày đất được bày bán trên nhiều tuyến đường thực tế là những loại cây dại mọc khá nhiều ở các tỉnh miền Trung.
Ông Nguyễn Văn Bé (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) cho biết, loại atiso đỏ được người dân địa phương gọi là khế rừng hay bụt giấm.
Cây này mọc khá nhiều ở bờ sông, nghĩa địa.
Hoa có màu đỏ, giống trái dâu, có nhiều cánh.
Theo kinh nghiệm dân gian, người dân thường dùng bông này để trị ho, viêm họng.
Ông Bé cho biết ông chưa hề nghe nói loại hoa này có công dụng điều trị bệnh gan, thận.
Trong khi đó loại hoa nở ngày đất chỉ là cây bụi thường ven đường, bờ mương, không khó tìm.
Bà Hạnh (Long Khánh, Đồng Nai) cho biết, loại cây này mọc đầy trong rẫy chôm chôm.
Giống như cỏ, nở ngày đất phát triển nhanh và nhiều đến độ phải cắt bỏ, dù nghe nói nhiều về tác dụng chữa bệnh của chúng nhưng người dân rất ít dùng.
“Thời gian gần đây, nhiều chỗ thu mua hoa nở ngày đất với giá 5.000 đồng/kg.
Nhiều nhóm săn tìm loại cây này cũng xuất hiện.
Có ngày, họ cắt cả chục bao”, bà Hạnh nói.
Anh Nguyễn Xuân Sơn, nông dân ở Lạc Dương, Đà Lạt cho biết, hiện ở Đà lạt chỉ có astiso loại lớn màu xanh, giá 35.000 đồng/kg.
Còn cây bụt giấm chủ yếu là mọc bụi, hoang, không có vườn nào trồng loại cây này để bán.
Có thể bạn quan tâm
Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa triển khai thí điểm mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng tại xã Tả Thanh Oai. Đây là giống gà siêu trứng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, tốn ít thức ăn, chất lượng trứng cao. Mô hình này đang mở ra triển vọng làm giàu cho người nông dân trên địa bàn.
Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.
Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.
Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, song qua thời gian, mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện nhiều ưu thế phù hợp với xu thế phát triển chung; nhất là tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Năm 2012, toàn tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề do nạn tôm chết trên diện rộng. Diện tích tôm bị chết lên đến gần 24.000 ha, chiếm hơn 56% diện tích thả nuôi, trong đó chủ yếu là tôm sú. Đa số diện tích nuôi tôm sú bị chết là do bị bệnh đốm trắng và hoại tử dưới vỏ. Chính vì vậy, vụ nuôi tôm 2013 này, bà con nông dân đã cạn kiệt vốn, không còn khả năng đầu tư mới. Cho đến giữa tháng 5/2013 mà diện tích nuôi tôm mới đạt 20% kế hoạch. Ngành thủy sản đã đúc kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng để phổ biến cho bà con nông dân xem đó là cứu cánh cho vùng nuôi tôm Sóc Trăng.