Ứng Dụng Công Nghệ Cao Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn dịch vụ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội đã triển khai xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dưa lê sạch, siêu ngọt.
Thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Liên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc, cho biết: dưa lê là loại cây trồng ngắn ngày, sinh khối lớn, luôn chịu sự tấn công của nhiều loại sâu bệnh và dịch hại, đồng thời cho thu hoạch quả sau khoảng 50 ngày gieo trồng.
Để đảm bảo năng suất, người nông dân sử dụng nhiều loại hóa chất bảo vệ thực vật và đã xảy ra một số ca ngộ độc cấp cứu, liên quan đến những loại hóa chất tồn dư trong dưa lê.
Áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICP) bằng quản lý dịch hại hợp lý, xử lý môi trường đất trước khi trồng, đảm bảo môi trường thông thoáng và giữ vệ sinh đồng ruộng, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã đưa hệ thống nhà lưới đơn giản vào trồng dưa lê sạch và siêu ngọt, đem lại kết quả rất tích cực.
Dưa lê sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều hoa cái, dễ đậu quả, dưa ra quả có vỏ màu xanh sáng, thịt quả dày, ăn giòn, ngon, đặc biệt không bị sâu phá hại trên quả như giống dưa cùng loại khi trồng ngoài trời, năng suất thu hoạch đạt từ 7,5 đến 8 tạ/sào.
Ước tính, toàn mô hình sẽ đạt trên 7 triệu đồng/sào và thu lãi trên 6 triệu đồng/sào, trừ mọi chi phí thu nhập cao gấp 4 lần so với trồng lúa.
Mô hình này đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình xử lý đất, hạt giống trước khi trồng và chế độ bón phân hợp lý.
Ngoài ra, cần theo dõi chặt chẽ tình hình sinh trưởng của cây, tỉa nhánh bên, lá già tạo môi trường thông thoáng để giữ vệ sinh đồng ruộng và tạo mối quan hệ cân bằng giữa cây trồng và môi trường bên ngoài, giảm thiểu sự xâm lấn của dịch hại./.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai đang xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh cây ca cao theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tham gia dự án, nông dân trồng ca cao sẽ được hỗ trợ để tiếp cận vốn giá rẻ, kỹ thuật sản xuất... Trong đó, nội dung quan trọng nhất là doanh nghiệp (DN) sẽ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá tốt.

Hiện tại, Hội Nông dân xã Bàu Năng phối hợp Ban Nông nghiệp xã hướng dẫn cho bà con xịt thuốc và bơm nước tưới mì thường xuyên nhằm ngăn chặn không cho dịch lây ra trên diện rộng, đồng thời tiếp tục theo dõi tình hình và báo cáo ngành chức năng để có hướng xử lý kịp thời.

Đến thời điểm này, người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã bước vào chính vụ thu hoạch tiêu mùa 2014 - 2015 với niềm vui được giá. Theo Sở NN-PTNT, đây là năm thứ 4 liên tiếp giá tiêu đứng ở mức cao; hiện giá bán giao động trong khoảng 160 - 175.000 đồng/kg, tùy theo loại. Theo người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh, năng suất tiêu thấp hơn so với mọi năm do thời tiết không thuận lợi, nhưng giá bán lại cao hơn so với đầu vụ năm 2013 - 2014 là 40.000 đồng/kg.

Có được kết quả này là do nông dân chú trọng sản xuất rau theo quy trình VietGAP, sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh nên thu hút được nhiều thương nhân ở trong và ngoài tỉnh đến thu mua tại ruộng, tiêu thụ thuận lợi; không có tình trạng rớt giá như một số năm trước. Hiện nay, rau cần cơ bản thu hoạch xong, một số hộ bắt đầu vệ sinh đồng ruộng, thả cá giống vụ xuân 2015.

Ngày 26.2, ông Nguyễn Văn Bùi - Chủ nhiệm HTX số 1 Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, cho biết: Từ 25 tháng Chạp năm Giáp Ngọ 2014 đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Mùi 2015, khoảng 10 ha rau má đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng do không có người mua, nhiều hộ nông dân phải cắt bỏ, hoặc cho người cắt về cho bò ăn để làm lứa mới. Lượng rau má buộc phải cắt bỏ, cho bò ăn trị giá khoảng 100 triệu đồng.