Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Nuôi Thâm Canh Tôm Thẻ Chân Trắng

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững, tránh được dịch bệnh, mang lại thu nhập cao, ngày 10/10, Chi cục nuôi trồng thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, với sự tham dự của các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản trong và ngoài nước, các công ty, các trại sản xuất tôm giống cùng hàng trăm hộ dân nuôi tôm tại tỉnh.
Tại hội thảo, người nuôi tôm tại Ninh Thuận đã được các chuyên gia nuôi trồng thủy sản giới thiệu chi tiết về công nghệ Biofloc cũng như việc ứng dụng công nghệ này vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, để mang lại hiệu quả cao nhất và an toàn nhất cho người nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại mỗi khi dịch bệnh xảy ra. Công nghệ Biofloc ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản được coi là công nghệ sinh học theo hướng mới, dựa trên nguyên lý cơ bản của bùn hoạt tính dạng lơ lửng.
Công nghệ này giải quyết được hai vấn đề trong nuôi trồng thủy sản, đó là loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng xử lý nước ao nuôi và sử dụng nó để làm thức ăn bổ sung tại chỗ cho đối tượng nuôi, giảm được chi phí thức ăn... Đây được coi là giải pháp để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng và các tỉnh, thành ven biển có nuôi trồng thủy sản nói chung.
Theo ông Trương Minh Đức, kỹ sư nuôi trồng thủy sản của Công ty TNHH Tân Sao Á: Biofloc là quá trình lọc sinh học nhờ vi khuẩn trong việc quản lý chất lượng nước của các ao nuôi thủy sản. Ưu điểm của công nghệ Biofloc là làm giảm tối đa sự xuất hiện của dịch bệnh đốm trắng trong ao nuôi xuống dưới 5%; không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi; sản lượng tôm nuôi tăng từ 5 đến 10%, kích cỡ tôm lớn hơn ít nhất 2 gam/con so với nuôi quy trình bình thường; chi phí sản xuất thấp hơn từ 15 - 20% so với áp dụng quy trình nuôi bình thường; các thông số môi trường rất ổn định khi thời tiết thay đổi hay nuôi trong mùa lạnh.
Ông Bảo Nguyên, nuôi 7 ha tôm thẻ chân trắng ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) phấn khởi cho biết: công nghệ Biofloc ứng dụng vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả cao. Công nghệ này mới và lạ, nhưng chúng tôi được các chuyên gia giới thiệu rất chi tiết từ khâu chuẩn bị ao, xử lý nước, cách gây màu và làm giàu môi trường nước, cách sử dụng các hỗn hợp Enzyme để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của tôm, cách cho tôm ăn, phương pháp kiểm tra mật độ và duy trì Biofloc, cách chạy quạt từ ngày đầu tiên gây màu và làm giàu ao nuôi đến khi thả nuôi và cho thu hoạch...
Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng công nghệ này còn quá mới lạ, việc ứng dụng công nghệ này đòi hỏi chi phí đầu vào không nhỏ. Do đó người nuôi rất cần các cơ quan chức năng, các chuyên gia về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm, tổ chức các lớp tập huấn để thuận lợi khi áp dụng.
Có thể bạn quan tâm

Tuy không ngọt lịm như một số giống cam trồng dưới xuôi, nhưng bù lại, trái hường có mùi khá thơm, khi ăn có vị thanh, mát.

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải cởi bỏ chính sách “độc quyền tập thể” trong xuất khẩu lúa gạo theo Nghị định 109. Thay vào đó, cần tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp (DN) mới, năng động tham gia xuất khẩu gạo.

Độc giả Phạm Hoàn (Đồng Nai) hỏi: Gia đình tôi muốn đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm để sản xuất nông nghiệp thì có được Nhà nước hỗ trợ không? Xin hỏi Nhà nước quy định thế nào về việc hỗ trợ nông dân nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp?

Đã từng là ông chủ kinh doanh dịch vụ “sung sướng” có số má ở bãi biển Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định), anh Cao Văn Trúng (40 tuổi) đã bất ngờ bỏ nghề để lên bãi đầm hoang khai phá nuôi tôm thẻ.

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.