Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Nuôi Thâm Canh Tôm Thẻ Chân Trắng

Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Nuôi Thâm Canh Tôm Thẻ Chân Trắng
Publish date: Friday. October 19th, 2012

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững, tránh được dịch bệnh, mang lại thu nhập cao, ngày 10/10, Chi cục nuôi trồng thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, với sự tham dự của các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản trong và ngoài nước, các công ty, các trại sản xuất tôm giống cùng hàng trăm hộ dân nuôi tôm tại tỉnh.
 
Tại hội thảo, người nuôi tôm tại Ninh Thuận đã được các chuyên gia nuôi trồng thủy sản giới thiệu chi tiết về công nghệ Biofloc cũng như việc ứng dụng công nghệ này vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, để mang lại hiệu quả cao nhất và an toàn nhất cho người nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại mỗi khi dịch bệnh xảy ra. Công nghệ Biofloc ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản được coi là công nghệ sinh học theo hướng mới, dựa trên nguyên lý cơ bản của bùn hoạt tính dạng lơ lửng.

Công nghệ này giải quyết được hai vấn đề trong nuôi trồng thủy sản, đó là loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng xử lý nước ao nuôi và sử dụng nó để làm thức ăn bổ sung tại chỗ cho đối tượng nuôi, giảm được chi phí thức ăn... Đây được coi là giải pháp để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng và các tỉnh, thành ven biển có nuôi trồng thủy sản nói chung.
 
Theo ông Trương Minh Đức, kỹ sư nuôi trồng thủy sản của Công ty TNHH Tân Sao Á: Biofloc là quá trình lọc sinh học nhờ vi khuẩn trong việc quản lý chất lượng nước của các ao nuôi thủy sản. Ưu điểm của công nghệ Biofloc là làm giảm tối đa sự xuất hiện của dịch bệnh đốm trắng trong ao nuôi xuống dưới 5%; không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi; sản lượng tôm nuôi tăng từ 5 đến 10%, kích cỡ tôm lớn hơn ít nhất 2 gam/con so với nuôi quy trình bình thường; chi phí sản xuất thấp hơn từ 15 - 20% so với áp dụng quy trình nuôi bình thường; các thông số môi trường rất ổn định khi thời tiết thay đổi hay nuôi trong mùa lạnh.
 
Ông Bảo Nguyên, nuôi 7 ha tôm thẻ chân trắng ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) phấn khởi cho biết: công nghệ Biofloc ứng dụng vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả cao. Công nghệ này mới và lạ, nhưng chúng tôi được các chuyên gia giới thiệu rất chi tiết từ khâu chuẩn bị ao, xử lý nước, cách gây màu và làm giàu môi trường nước, cách sử dụng các hỗn hợp Enzyme để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của tôm, cách cho tôm ăn, phương pháp kiểm tra mật độ và duy trì Biofloc, cách chạy quạt từ ngày đầu tiên gây màu và làm giàu ao nuôi đến khi thả nuôi và cho thu hoạch...

Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng công nghệ này còn quá mới lạ, việc ứng dụng công nghệ này đòi hỏi chi phí đầu vào không nhỏ. Do đó người nuôi rất cần các cơ quan chức năng, các chuyên gia về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm, tổ chức các lớp tập huấn để thuận lợi khi áp dụng.


Related news

Cánh Đồng Mẫu Cà Phê Đầu Tiên Tại Tây Nguyên Cánh Đồng Mẫu Cà Phê Đầu Tiên Tại Tây Nguyên

UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang triển khai thực hiện cánh đồng mẫu cà phê tại xã Hòa Thuận – TP. Buôn Ma Thuột.

Friday. May 31st, 2013
Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả

Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Văn Phú, ở thôn Suối Nhum, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) một ngày đầu tháng tư. Dưới cái nắng gay gắt của vùng đất khô hạn, vậy mà vợ chồng ông đã tạo dựng nên mô hình sản xuất các giống cây hoa màu xanh tốt. Lân la trò chuyện cùng ông bên vườn cây màu đang bước vào mùa thu hoạch. Ông Phú tiết lộ: “Gia đình về vùng đất nghèo khô hạn này từ năm 2000.

Friday. May 31st, 2013
Tôm Đang Dịch, Người Dân Vẫn Thả Nuôi Ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) Tôm Đang Dịch, Người Dân Vẫn Thả Nuôi Ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi)

Lần đầu tiên Quảng Ngãi công bố dịch ở tôm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong khi ngành chức năng và địa phương lo dập dịch thì người nuôi tôm vẫn mặc nhiên súc hồ, mua tôm giống về thả nuôi.

Friday. May 31st, 2013
Trồng Cây Có Múi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cây Có Múi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Với 11 công đất vườn trồng cây có múi, ông Trương Văn Hoa, ở ấp 3 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) hàng năm thu hoạch vài trăm triệu đồng. Hiện, ông là Tổ trưởng Tổ liên kết bưởi da xanh của ấp.

Friday. May 31st, 2013
Cá Thát Lát Cườm Ở Đức Linh (Bình Thuận) Cá Thát Lát Cườm Ở Đức Linh (Bình Thuận)

Đến năm 2015, huyện Đức Linh (Bình Thuận) tập trung phát triển nuôi cá thát lát cườm tại các vùng đã quy hoạch nuôi tập trung, gồm Võ Xu 20 ha, Đa Kai 70 ha, Vũ Hòa 35 ha, Đức Tài 24 ha. Đồng thời ưu tiên phát triển, đẩy mạnh phong trào tại các xã có Chi hội nghề cá như Đông Hà, Trà Tân, Đức Hạnh, Đức Tín, Nam Chính.

Saturday. June 1st, 2013