Tỷ Phú Trồng Rừng Ở Quảng Khê (Đắk Glong - Đắk Nông)
Hiện nay, gia đình anh Thảo đã có 105 ha rừng, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động, vào thời điểm khai thác có tới 40 - 50 người làm.
Anh Nguyễn Đức Thảo, ở thôn 8, xã Quảng Khê, Đắk Glong (Đắk Nông) được ví là “tỷ phú” trồng rừng ở địa phương. Kể về “cái duyên” đến với nghề trồng rừng, anh Thảo phấn khởi cho biết: “Năm 2007, khi đó tôi đã ở vào cái tuổi ngoài 30 nên rất muốn tìm một nghề nào đó để lập nghiệp. Một lần, nghe bạn bè kể về đất đai, rừng rú, mình tò mò và tìm hiểu về nghề trồng rừng rồi phát hiện ra nó thật thú vị.
Thế nhưng, khi bắt tay vào thực tế thật không dễ dàng gì, năm đó, tôi mua đất của dân và thuê nhân công trồng 40 ha cây keo lá tràm. Sau hơn một tháng trồng thì cả chục hécta rừng đã bị mối cắn sạch ngang cây. Tôi lại tìm đến những người bạn trồng rừng ở Đồng Nai, Ninh Thuận để tìm biện pháp khắc phục, xử lý bằng thuốc chống mối. Tôi chọn nghề trồng rừng, bởi vốn đầu tư cũng như công chăm sóc ít, nhưng cũng đem lại nguồn thu nhập cao tới mức mình không nghĩ đến.
Từ khi trồng cho đến khi thu hoạch, mình chỉ đầu tư 5 triệu đồng/ha tiền mua cây giống, thuốc xử lý mối, phân bón và chỉ cần làm cỏ từ vài lần trong năm đầu cho cây có sức, còn những năm sau không cần phải làm nữa. Keo lá tràm cho khối lượng gỗ rất lớn, đạt tầm 220 -250 tấn/ha, đem về từ 150 - 200 triệu đồng tiền lãi. Như vậy, chỉ cần “thả” cây xuống là 1 ha rừng đã đem về cho gia chủ từ 20 - 30 triệu đồng/năm”.
Hiện nay, gia đình anh Thảo đã có 105 ha rừng, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động, vào thời điểm khai thác có tới 40 - 50 người làm. Anh bán nguyên liệu cho Công ty TNHH Long Việt ở Đắk Song và một số công ty ở Đồng Xoài (Bình Phước) để làm giấy, chế biến ván ép…
Với anh Thảo thì rừng thực sự là “vàng”. Tình yêu rừng xanh của chính những người trồng rừng như anh đã biến những vùng đất cằn cỗi, tưởng như bỏ hoang trở thành “mỏ vàng”.
Anh Thảo tâm sự: "Bây giờ, mặc dù phải thường xuyên đi ra ngoài tỉnh để giao dịch, liên kết với đối tác tìm đầu ra cho sản phẩm, nhưng mỗi khi nhớ rừng thì tôi sắp xếp thời gian về ngay. Về nhìn những cánh rừng xanh ngút ngàn, mát mắt và lắng nghe chim muông hót líu lo, thỉnh thoảng thấy những chú thỏ, dê nhởn nhơ gặm cỏ… tôi cảm thấy thật thư thái, ý vị”.
Có thể bạn quan tâm
Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn sông Cửu Long nên mau lớn. Tuy nhiên, do mới nuôi lần đầu, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch còn 3.000 con).
Đàn chim cút tăng nhanh trong thời gian ngắn là do giá trứng, thịt chim cút trên thị trường lên cao, người chăn nuôi có lời nên nhiều trại đã mở rộng trại nuôi và tăng quy mô đàn. Các huyện có tổng đàn chim cút lớn là Thống Nhất và Trảng Bom.
Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.
Các hộ nuôi thủy sản bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với nhiều giống mới, có giá trị kinh tế và cho năng suất cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp và cá chép lai 3 máu. Sự thành công của mô hình là cơ sở để nhân rộng và khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng ổn định và bền vững.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm đã cấp miễn phí được 178.619 liều tinh, đạt 50% kế hoạch, trong đó có 10.000 liều tinh lợn Pietrain kháng stress, TTNT cho trên 80.000 lượt con lợn, tỷ lệ đậu thai đạt trên 85%. Năng suất, chất lượng con giống ổn định, số lợn sơ sinh bình quân/ổ từ 10 - 12 con, trọng lượng lợn bình quân sau cai sữa đạt 7,5kg/con. Tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn TP đạt trên 58%.