Tỷ Phú Cá Lăng Đuôi Đỏ
Ông Nguyễn Nhật Lệ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.
Tuấn cho biết, quê anh ở Hải Hậu (Nam Định). Năm 1990 anh vào Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) lập nghiệp. Cuộc sống đầy rẫy khó khăn, anh phải làm đủ thứ nghề như trồng cà phê, sửa xe honda, cơ khí, buôn cá lăng ở Đồng Nai…
Trong thời gian buôn cá, anh cứ trăn trở, tại sao ở Đồng Nai nuôi cá lăng được mà Đăk Lăk chưa nuôi được? Năm 2002 anh quyết định khăn gói về Đồng Nai "tầm sư học đạo". Nói là đi học chứ thực ra là đi làm thuê cho một cơ sở nuôi cá lồng bè ở hồ Trị An. Sau 3 năm miệt mài vừa học vừa làm, anh đã có được một số vốn kiến thức, kinh nghiệm và quay trở về Đăk Lăk với khát khao, hy vọng sẽ làm giàu bằng nghề nuôi cá.
Khác với nhiều người nuôi cá lăng trong ao đất, anh nuôi trong lồng bè và chọn huyện K’rông Nô làm bản doanh để nuôi thử nghiệm. Lúc đầu anh chọn nhiều giống cá để nuôi thí điểm như cá lăng đuôi đỏ, rô phi, điêu hồng…
Qua 2 năm nuôi thử, do còn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật chưa cao, hơn nữa do nguồn nước bị nhiễm phèn nặng, nước đục, cá bị chết nhiều dẫn tới thất bại. Khổng nản chí, anh lại lặn lội đi khắp các địa phương trong tỉnh để khảo sát địa hình, nguồn nước để tìm địa điểm nuôi. Cuối cùng anh đã chọn được hồ nước tự nhiên là hồ Ea Kao, TP Buôn Mê Thuột để nuôi cá lăng đuôi đỏ.
Anh Tuấn cho hay, rút kinh nghiệm từ bài học thất bại lần trước, lần này trước khi thả cá, anh lấy nước trong hồ để xét nghiệm, thấy độ pH, sau đó mới quyết định làm lồng bè và tiến hành thả cá giống. Để thử nghiệm chắc chắn anh làm 10 lồng, trong đó nuôi 3 lồng cá lăng và 7 lồng vừa nuôi cá rô phi và điêu hồng.
Sau thời gian nuôi anh thấy cá rô phi không có hiệu quả, ngược lại cá lăng nha lại phát triển rất tốt, cá mới nuôi 14 tháng trọng lượng đạt 2 kg/con. Thời điểm thu hoạch bán được 200.000 đ/kg. Từ thành công ban đầu tới nay anh đã đầu tư được 40 lồng, mỗi lồng rộng 36 m2, trong đó có 20 lồng nuôi cá thương phẩm và 20 lồng ương cá giống.
Anh Tuấn chia sẻ, so với nuôi trong ao đất, thì nuôi cá lăng đuôi đỏ trong lồng bè hiệu quả hơn nhiều. Nuôi trong hồ có dòng chảy ổn định, nước lưu thông liên tục nên môi trường luôn sạch, cá ít bị bệnh, khỏe mạnh, mau lớn, không phải tốn tiền thuốc thú y thủy sản.
Hơn nữa dễ kiểm soát và cân đối lượng thức ăn, cho cá ăn vừa đủ, không thừa không thiếu. Nuôi theo phương pháp này tiết kiệm được 5% tiền chi phí thức ăn. Đặc biệt thịt cá dai và ăn ngon hơn, giá bán cao hơn cá nuôi trong ao từ 5.000 - 10.000 đ/kg. Sản lượng cũng cao hơn. Năm 2012 gia đình anh thu hoạch cá thương phẩm được 46 tấn/1 lứa (15 tháng)/20 lồng, bán với giá trung bình 150.000 đ/kg thu được gần 7 tỷ đồng, chưa kể tiền bán giống.
Hỏi về thức ăn cho cá, anh Tuấn cho biết, thức ăn cho cá lăng chủ yếu là cá biển, trùn quế, tôm nhỏ… mua ở chợ về xay cho ăn. Tuy nhiên, giá cả thức ăn ngoài thị trường đôi khi cũng thất thường. Để chủ động nguồn thức ăn cho cá, anh đã xây dựng khu nuôi trùn quế rộng 300 m2 và chế ra một chiếc máy để xay cá và trùn quế.
Bí quyết làm thức ăn cho cá của anh Tuấn là: Cá tạp + trùn quế (cả phân trùn, để làm chất kết dính) + cám gạo, tất cả cho vào máy xay nhuyễn vo viên cho cá ăn. Trộn thức ăn theo cách này, khi thức ăn xuống nước sẽ chậm tan, giúp cho cá ăn hết không bị lãng phí. Đặc biệt giảm được 1/3 chi phí tiền mua thức ăn cho cá, đồng nghĩa với tăng 1/3 lợi nhuận.
Ngoài sáng kiến tự chế máy làm thức ăn cho cá của gia đình, hàng năm anh còn xuất bán 20 tấn trùn giống với giá 30.000 đ/kg cho các hộ nuôi thủy sản trong tỉnh.
Anh Tuấn cho biết thêm, cá lăng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và đang trở thành món ăn đặc sản nên được các nhà hàng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. Chính vì vậy sản lượng cá thương phẩm và cá giống của gia đình SX ra không đủ cung cấp cho thị trường…
Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi cá lăng trong lồng bè, tháng 7/2011, NM thủy điện Sêrêpôk 4 đã đầu tư lồng và thả nuôi hơn 40.000 con cá lăng đuôi đỏ trong 44 lồng. Sau gần 6 tháng nuôi, trọng lượng từ 70 con/kg ban đầu đã tăng lên 3 - 4 con/kg.
Anh Trần Duy Viễn, PGĐ NM thủy điện Sêrêpôk 4 cho biết: Sau khi tham quan một số mô hình nuôi cá lăng trong lồng trên địa bàn tỉnh, Cty đã hỗ trợ công đoàn NM đầu tư gần 2 tỷ đồng làm lồng, mua giống cá lăng về thả. Qua theo dõi thấy cá sinh trưởng và phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm
Đó là nguồn H (Huế) của Trường đại học Nông lâm Huế và nguồn GSR (siêu lúa xanh) của Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh với giống đối chứng ML 49 trồng phổ biến tại địa phương.
Những bắp ngô hạt căng tròn, vàng óng trên nương, trái nhà, sân phơi. Tiếng máy tách hạt ngô lách cách bản trên, thôn dưới. Những tiếng gọi nhau í ới, nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt đẫm mồ hôi của người nông dân đang phơi ngô quyện lẫn trong hương thơm ngô mới…
Cụ thể, các thôn Voòng, A banh 2: 20 ngàn cây; thôn Dầm 1: 18 ngàn cây; thôn A riêu, A chua, Dầm 2: 16 ngàn cây; A banh 1: 14 ngàn cây. Ngay sau khi được nhận cây giống, chính quyền địa phương sẽ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cũng như giám sát việc thực hiện trồng giống cây này theo đúng quy trình.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2014 của Huyện đoàn Tây Giang. Trong 3 ngày, hơn 50 đoàn viên thanh niên niên cùng với người dân bản địa đã tiến hành phát quang bụi rậm, cuốc đất, dọn cỏ… trên diện tích 6ha để chuẩn bị trồng lúa nước trong thời gian sắp tới.
Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn vừa phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa triển khai dự án quy hoạch cánh đồng mẫu lớn với cây cà phê tại huyện Xuân Lộc. Toàn huyện hiện có 1.250 hécta cây cà phê. Năng suất trung bình còn thấp, chỉ đạt gần 26 tạ/hécta/vụ do sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật canh tác lạc hậu.